Chủ tài khoản thanh toán có được cho người khác thuê, mượn tài khoản của mình để thực hiện các giao dịch không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào?
- Chủ tài khoản thanh toán có được cho người khác thuê, mượn tài khoản của mình để thực hiện các giao dịch không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tài khoản thanh toán là cá nhân cho người khác thuê, mượn tài khoản là bao nhiêu?
- Người thuê, mượn tài khoản thanh toán dùng tài khoản đi lừa đảo thì chủ tài khoản có thể bị xem là đồng phạm hay không?
Chủ tài khoản thanh toán có được cho người khác thuê, mượn tài khoản của mình để thực hiện các giao dịch không?
Tài khoản ngân hàng do ngân hàng mở cho khách hàng. Việc mở tài khoản ngân hàng cho phép khách hàng gửi tiền vào tài khoản này để thực hiện một số mục đích như tiết kiệm, thanh toán, chuyển tiền.
Tài khoản ngân hàng gắn liền với nhân thân của mỗi người nên việc sử dụng tài khoản thực hiện các giao dịch phải là chủ tài khoản.
Theo điểm h khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN có quy định về nghĩa vụ của chủ tài khoản như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán
...
2.Chủ tài khoản thanh toán có các nghĩa vụ sau:
...
h) Không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình;
...
Theo quy định nêu trên, chủ tài khoản thanh toán có nghĩa vụ không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình.
Trong trường hợp, kể cả người thuê, mượn tài khoản không sử dụng vào việc phạm pháp thì người cho thuê, cho mượn cũng vẫn có thể bị xử phạt tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi theo quy định của pháp luật.
Chủ tài khoản thanh toán có được cho người khác thuê, mượn tài khoản của mình để thực hiện các giao dịch không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tài khoản thanh toán là cá nhân cho người khác thuê, mượn tài khoản là bao nhiêu?
Chủ tài khoản cho người khác sử dụng tài khoản của mình để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5, điểm b khoản 6 và khoản 10 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về hoạt động thanh toán, như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
...
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b khoản 5 và điểm c, d khoản 6 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này;
...
Theo đó, chủ tài khoản cho thuê, mượn tài khoản thanh toán để thực hiện giao dịch sẽ bị phạt tiền tùy thuộc vào số lượng tài khoản đã cho thuê, mượn. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi: cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán,với số lượng từ 01 tài khoản thanh toán đến dưới 10 tài khoản thanh toán chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 triệu đồng đối với hành vi cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, còn bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt với cá nhân, đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi so với cá nhân vi phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP
Người thuê, mượn tài khoản thanh toán dùng tài khoản đi lừa đảo thì chủ tài khoản có thể bị xem là đồng phạm hay không?
Theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, quy định về đồng phạm như sau:
Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Theo đó, đồng phạm là có từ hai người trở lên cố ý thực hiện một hành vi phạm tội. Nếu bản thân chủ tài khoản biết được người sử dụng tài khoản ấy vào việc phạm pháp, lừa đảo mà vẫn cố tình cho thuê, mượn thì sẽ là hành vi đồng phạm với tội phạm lừa đảo.
Trong trường hợp thực sự không biết về mục đích thuê tài khoản của mình để lừa đảo thì không phải đồng phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?