Chủ sở hữu tài sản đưa tài sản đang bị cầm giữ vào giao dịch dân sự thì bên cầm giữ có nghĩa vụ giao tài sản cho chủ tài sản không?
- 05 trường hợp chấm dứt việc cầm giữ tài sản trong giao dịch dân sự là gì?
- Trường hợp có nhiều tài sản cầm giữ thì bên cầm giữ có được quyền lựa chọn tài sản cầm giữ không?
- Chủ sở hữu tài sản đưa tài sản đang bị cầm giữ vào giao dịch dân sự thì bên cầm giữ có nghĩa vụ giao tài sản cho chủ tài sản không?
05 trường hợp chấm dứt việc cầm giữ tài sản trong giao dịch dân sự là gì?
05 trường hợp chấm dứt việc cầm giữ tài sản trong giao dịch dân sự là gì? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 350 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt việc cầm giữ như sau:
Chấm dứt cầm giữ
Cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
2. Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.
3. Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
4. Tài sản cầm giữ không còn.
5. Theo thỏa thuận của các bên.
Chiếu theo quy định này, việc cầm giữ tai sản sẽ chấm dứt khi thuộc một trong 05 trường hợp sau:
Trường hợp 01: Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
Trường hợp 02: Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.
Trường hợp 03: Nghĩa vụ giữa hai bên đã được thực hiện xong.
Trường hợp 04: Tài sản cầm giữ không còn.
Trường hợp 05: Các bên thỏa thuận kết thúc việc cầm giữ.
Trường hợp có nhiều tài sản cầm giữ thì bên cầm giữ có được quyền lựa chọn tài sản cầm giữ không?
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về việc thực hiện quyền cầm giữ như sau:
Thực hiện quyền cầm giữ
1. Bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản hoặc phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trường hợp đối tượng của phần nghĩa vụ bị vi phạm bao gồm nhiều tài sản thì bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản để cầm giữ.
2. Đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc để tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ sản phẩm được tạo ra hoặc nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc không tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ công cụ, phương tiện được bên có nghĩa vụ giao để thực hiện công việc.
3. Tài sản cầm giữ phát sinh hoa lợi không phải là kết quả của việc khai thác tài sản cầm giữ thì bên cầm giữ phải giao lại hoa lợi này cho bên có nghĩa vụ. Trường hợp bên cầm giữ đang quản lý hoa lợi mà đối tượng của nghĩa vụ đã được giao cho bên có nghĩa vụ trước thời điểm người này vi phạm nghĩa vụ thì bên cầm giữ chiếm giữ hoa lợi cho đến khi nghĩa vụ đối với bên cầm giữ đã được hoàn thành.
Theo đó, bên cầm giữ chỉ được cầm giữ phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm và trong trường hợp có nhiều tài sản cầm giữ thì bên cầm giữ được lựa chọn tài sản để cầm giữ.
Chủ sở hữu tài sản đưa tài sản đang bị cầm giữ vào giao dịch dân sự thì bên cầm giữ có nghĩa vụ giao tài sản cho chủ tài sản không?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về việc bảo đảm quyền cầm giữ như sau:
Bảo đảm quyền cầm giữ
1. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan yêu cầu bên cầm giữ giao tài sản cầm giữ để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật thì việc giao tài sản cầm giữ trong trường hợp này không phải là căn cứ chấm dứt cầm giữ.
2. Trường hợp chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền khác đưa tài sản đang bị cầm giữ vào giao dịch dân sự thì bên cầm giữ không có nghĩa vụ giao tài sản cho bên tham gia giao dịch dân sự đó, trừ trường hợp:
a) Nghĩa vụ đối với bên cầm giữ đã được hoàn thành;
b) Nghĩa vụ đối với bên cầm giữ chưa được hoàn thành nhưng thuộc trường hợp cầm giữ tài sản chấm dứt quy định tại các khoản 1, 2 hoặc 5 Điều 350 của Bộ luật Dân sự.
Theo đó, trường hợp chủ sở hữu tài sản đưa tài sản đang bị cầm giữ vào giao dịch dân sự thì bên cầm giữ không có nghĩa vụ giao tài sản cho bên tham gia giao dịch dân sự đó, trừ các trường hợp sau:
(1) Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
(2) Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ.
(3) Theo thỏa thuận của các bên.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, chị N đã vi phạm quy định về nghĩa vụ thanh toán và chiếc xe là tài sản liên quan trực tiếp đến việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán, do đó anh có thể giữ chiếc xe đến khi chị N hoàn thành nghĩa vụ thanh toán chi phí sửa xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?