Chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm thì giải quyết như thế nào?
Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm thời hạn trình phương án trục vớt là bao nhiêu?
Theo Điều 9 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm như sau:
- Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hạn trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
+ Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 8 của Nghị định này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này về dự kiến thời gian bắt đầu, kết thúc việc trục vớt và trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm;
+ Căn cứ tình hình, điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quy định cụ thể về thời hạn chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải kết thúc hoạt động trục vớt và phê duyệt phương án trục vớt.
- Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm
+ Chậm nhất 01 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải trình phương án trục vớt để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Chậm nhất 24 giờ đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 hoặc 03 ngày đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 kể từ ngày phương án trục vớt tài sản chìm đắm được phê duyệt, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải tiến hành trục vớt tài sản chìm đắm; trường hợp không thể thực hiện được, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải có văn bản báo cáo cơ quan phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và nêu rõ lý do.
Như vậy, chậm nhất 01 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải trình phương án trục vớt để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
Trục vớt tài sản chìm đắm
Phương án trục vớt tài sản chìm đắm gồm các nội dung gì?
Theo Điều 11 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định nội dung phương án trục vớt tài sản chìm đắm như sau:
- Phương án trục vớt tài sản chìm đắm gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Tên, số lượng, loại tài sản chìm đắm;
+ Số lượng, loại hàng chở trên tàu (nếu là tàu thuyền);
+ Khối lượng nhiên liệu trên tàu (nếu là tàu thuyền);
+ Căn cứ tổ chức việc trục vớt;
+ Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản chìm đắm (nếu có);
+ Địa điểm tài sản bị chìm đắm;
+ Dự kiến thời gian bắt đầu và thời hạn trục vớt;
+ Phương tiện tham gia và biện pháp trục vớt;
+ Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình trục vớt;
+ Biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong quá trình trục vớt;
+ Biện pháp bảo quản tài sản bị chìm đắm sau khi được trục vớt;
+ Bàn giao tài sản được trục vớt;
+ Biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
+ Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
+ Biện pháp phòng, chống cháy, nổ;
+ Dự toán chi phí trục vớt;
+ Đơn vị thực hiện trục vớt.
- Đối với phương án trục vớt do chủ sở hữu tài sản lập và thực hiện trục vớt thì phương án không bao gồm nội dung dự toán chi phí trục vớt.
Chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm thì giải quyết như thế nào?
Theo Điều 10 Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định trách nhiệm lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm như sau:
- Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có trách nhiệm trực tiếp hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm, trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này để phê duyệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
- Trường hợp không xác định được chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện việc lập phương án đúng thời hạn quy định, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định giao tổ chức, cá nhân khác lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm.
- Cảng vụ có trách nhiệm tổ chức lập phương án trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm trong các trường hợp sau:
+ Chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm đúng thời hạn theo quy định;
+ Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu hoặc tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Theo đó, chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện lập phương án trục vớt tài sản chìm đắm đúng thời hạn theo quy định thì Cảng vụ có trách nhiệm tổ chức lập phương án trục vớt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?