Chủ sở hữu được yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào? Hồ sơ yêu cầu cấp lại gồm những gì?
- Chủ sở hữu được yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào?
- Hồ sơ yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng gồm những gì?
- Trình tự thực hiện việc cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như thế nào?
- Người thứ ba có được quyền khiếu nại quyết định cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng không?
Chủ sở hữu được yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp nào?
Theo Điều 19 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định chủ sở hữu được yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp bằng bảo hộ giống cây trồng mất, rách, hỏng, phai mờ đến mức không đọc được, thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ.
Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng (hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng gồm những gì?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Cấp, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
...
2. Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
a) Hồ sơ:
Tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này;
Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ;
Bản chính bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp bằng bị mất);
Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp nộp đơn qua đại diện.
...
Chiếu theo quy định này, hồ sơ yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng gồm các giấy tờ sau:
(1) Tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục XIII Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT; Tải về
(2) Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ;
(3) Bản chính bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp bằng bị mất);
(4) Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT đối với trường hợp nộp đơn qua đại diện. Tải về
Trình tự thực hiện việc cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như thế nào?
Theo Điều 19 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định trình tự thực hiện việc cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng như sau:
Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do.
Người thứ ba có được quyền khiếu nại quyết định cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng không?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Cấp, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
...
2. Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp sau: mất, rách, hỏng, phai mờ đến mức không đọc được, thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ.
a) Hồ sơ:
Tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này;
Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ;
Bản chính bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp bằng bị mất);
Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp nộp đơn qua đại diện.
b) Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do.
c) Trường hợp có ý kiến phản đối việc cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng của người thứ ba, việc xử lý ý kiến thực hiện theo các quy định tại Điều 184 Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo đó, trường hợp có ý kiến phản đối việc cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng của người thứ ba sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 184 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể như sau:
Khiếu nại việc cấp hoặc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Người đăng ký và bất kỳ người thứ ba nào đều có quyền khiếu nại quyết định cấp hoặc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng.
2. Việc giải quyết khiếu nại quyết định cấp hoặc từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Theo đó, người thứ ba được quyền khiếu nại quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng, việc giải quyết khiếu nại quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?