Chủ sở hữu công ty TNHH MTV là người có quyền sử dụng đất, khi đề xuất thực hiện dự án, có được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không?
- Chủ sở hữu công ty TNHH MTV có phải chịu trách nhiệm về toàn bộ khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty hay không?
- Chủ sở hữu công ty TNHH MTV có phải tách biệt tài sản của chủ sở hữu với tài sản của công ty hay không?
- Chủ sở hữu công ty TNHH MTV là người có quyền sử dụng đất thì khi đề xuất thực hiện dự án, có được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư hay không?
Chủ sở hữu công ty TNHH MTV có phải chịu trách nhiệm về toàn bộ khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty hay không?
Chủ sở hữu công ty TNHH MTV có phải chịu trách nhiệm về toàn bộ khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty không? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 về công ty TNHH MTV
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Như vậy, chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Chủ sở hữu công ty TNHH MTV có phải tách biệt tài sản của chủ sở hữu với tài sản của công ty hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020 về nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty:
Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty
1. Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
7. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Như vậy, một trong những nghĩa vụ của chủ sở hữu TNHH MTV là phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công ty.
Chủ sở hữu công ty TNHH MTV là người có quyền sử dụng đất thì khi đề xuất thực hiện dự án, có được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư hay không?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư 2020 về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư
Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư
....
4. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;
b) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
d) Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.
Thêm vào đó, dựa vào nội dung trả lời tại Công văn 2541/CV-TCT về trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật quy định tại điểm d khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư 2020 như sau:
13. Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật quy định tại điểm d khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư là trường hợp nào?
Trả lời:
Các trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư, khoản 2 và điểm đ khoản 5 Điều 29 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.
Theo đó, các trường hợp khác không thuộc diện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là các trường hợp không thuộc diện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai, đấu thầu và pháp luật có liên quan.
Như vậy, các trường hợp khác này bao gồm các trường hợp không thuộc diện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai, đấu thầu và pháp luật có liên quan.
Chủ sở hữu công ty TNHH MTV là người có quyền sử dụng đất thì khi đề xuất thực hiện dự án thì không có được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Để được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, Công ty TNHH một thành viên này phải có quyền sử dụng đất.
Bởi, Công ty TNHH MTV, quyền sở hữu về tài sản của công ty và chủ sở hữu là tách bạch.
Do đó, để đáp ứng điều kiện mà pháp luật đặt ra, Chủ sở hữu Công ty TNHH MTV phải chuyển quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH MTV, điều này có thể được thực hiện thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc Chủ sở hữu góp thêm vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?