Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan nào? Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị nào?
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan nào?
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được quy định tại Điều 41 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Văn phòng Chính phủ
1. Văn phòng Chính phủ là bộ máy giúp việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Chính phủ.
2. Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đứng đầu.
Theo quy định trên thì Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đứng đầu.
Như vậy, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là người đứng đầu Văn phòng Chính phủ.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của những đơn vị nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 79/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Tổng hợp.
2. Vụ Pháp luật.
3. Vụ Kinh tế tổng hợp.
4. Vụ Công nghiệp.
5. Vụ Nông nghiệp.
6. Vụ Khoa giáo - Văn xã.
7. Vụ Đổi mới doanh nghiệp.
8. Vụ Quan hệ quốc tế.
9. Vụ Nội chính.
10. Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.
11. Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).
12. Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.
13. Vụ Thư ký - Biên tập.
14. Vụ Hành chính.
15. Vụ Tổ chức cán bộ.
16. Vụ Kế hoạch tài chính.
17. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
18. Cục Quản trị.
19. Cục Hành chính - Quản trị II.
20. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Văn phòng Chính phủ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ, trừ đơn vị quy định tại khoản 20 Điều này.
Vụ I có 03 phòng. Vụ Hành chính có 04 phòng.
Theo đó, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ, trừ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Ngoài ra, Văn phòng Chính phủ có các tổ chức hành chính sau đây:
̣(1) Vụ Tổng hợp.
(2) Vụ Pháp luật.
(3) Vụ Kinh tế tổng hợp.
(4) Vụ Công nghiệp.
(5) Vụ Nông nghiệp.
(6) Vụ Khoa giáo - Văn xã.
(7) Vụ Đổi mới doanh nghiệp.
(8) Vụ Quan hệ quốc tế.
(9) Vụ Nội chính.
(10) Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và Công vụ.
(11) Vụ Theo dõi công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (gọi tắt là Vụ I).
(12) Vụ Công tác Quốc hội, Địa phương và Đoàn thể.
(13) Vụ Thư ký - Biên tập.
(14) Vụ Hành chính.
(15) Vụ Tổ chức cán bộ.
(16) Vụ Kế hoạch tài chính.
(17) Cục Kiểm soát thủ tục hành chính.
(18) Cục Quản trị.
(19) Cục Hành chính - Quản trị II.
(20) Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng gì?
Chức năng của Văn phòng Chính phủ được quy định tại Điều 1 Nghị định 79/2022/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ):
- Tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia;
- Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật;
- Bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?