Chủ lâm sản cần chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản? Trường hợp nào chủ lâm sản cần phải lập bảng kê lâm sản?
Chủ lâm sản bao gồm những đối tượng nào?
Định nghĩa về chủ lâm sản được quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Cơ quan Kiểm lâm sở tại là Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện hoặc Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh ở những địa phương không có Cơ quan Kiểm lâm cấp huyện.
2. Gỗ tròn là gỗ nguyên khai, gỗ lóc lõi còn nguyên hình dạng sau khai thác chưa cắt khúc hoặc đã cắt khúc có kích thước thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 10 centimét (cm) đến dưới 20 cm và chiều dài từ 01 mét (m) trở lên;
b) Gỗ có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên và chiều dài từ 30 cm trở lên;
c) Gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên và chiều dài từ 01 m trở lên.
3. Gỗ xẻ, gỗ đẽo là gỗ đã bị tác động thành gỗ có hình dạng thanh, tấm, hộp, tròn, khối trụ đa giác hoặc hình thù khác.
4. Thực vật rừng ngoài gỗ, bao gồm: Các loại thuộc họ song, mây, tre, nứa, cau, dừa, sim, mua; thực vật rừng thân thảo; nấm, củi, dẫn xuất, bộ phận khác của cây gỗ.
5. Chủ lâm sản là tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có quyền sở hữu hợp pháp đối với lâm sản theo quy định của pháp luật.
6. Chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
7. Khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên là hoạt động lấy cá thể động vật rừng thông thường, trứng, ấu trùng của chúng ra khỏi nơi cư trú tự nhiên.
8. Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh là sản phẩm chế biến từ gỗ được lắp ráp đầy đủ các bộ phận theo công dụng của sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm đó, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm.
9. Thực vật rừng thông thường là những loài không thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và không thuộc Phụ lục CITES.
Theo quy định trên thì chủ lâm sản là tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có quyền sở hữu hợp pháp đối với lâm sản theo quy định của pháp luật.
Chủ lâm sản cần chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản? Trường hợp nào chủ lâm sản cần phải lập bảng kê lâm sản? (Hình từ Internet)
Chủ lâm sản phải tiến hành lập bảng kê lâm sản trong những trường hợp nào?
Đối tượng cần phải tiến hành lập bảng kê lâm sản được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Bảng kê lâm sản
1. Đối tượng lập Bảng kê lâm sản:
a) Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập sau khi khai thác;
b) Chủ lâm sản lập khi bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản;
c) Người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lâm sản;
d) Cơ quan được giao xử lý tài sản sau xử lý tịch thu lập khi bán đấu giá.
...
Theo đó, chủ lâm sản phải tiến hành lập bảng kê lâm sản trong những trường hợp sau:
(1) Chủ lâm sản phải lập bảng kê lâm sản sau khi khai thác;
(2) Chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản khi bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản.
Chủ lâm sản cần chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản?
Hồ sơ đề nghị xác nhận bảng kê lâm sản phải bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 7 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT cụ thể như sau:
(1) Bản chính Đơn đề nghị xác nhận Bảng kê lâm sản theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ;
(2) Bản chính Bảng kê lâm sản được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT;
(3) Bản sao Phương án khai thác theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT đối với trường hợp đề nghị xác nhận sau khai thác;
(4) Bản sao hồ sơ lâm sản nhập khẩu quy định tại Điều 16 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT đối với trường hợp chủ lâm sản nhập khẩu bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu;
(5) Bản sao hồ sơ lâm sản sau xử lý tịch thu theo quy định tại Điều 17 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT đối với trường hợp chủ lâm sản mua trực tiếp từ cơ quan được giao xử lý tài sản, bán, chuyển giao quyền sở hữu lần kế tiếp;
(6) Bản sao Bảng kê lâm sản mua bán, chuyển giao quyền sở hữu liền kề trước đó;
(7) Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản đối với trường hợp xác nhận theo đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT;
(8) Bản chính Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản đối với chủ lâm sản là tổ chức, hộ kinh doanh xuất bán lâm sản theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?