Chủ giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất có những quyền lợi nào? Chủ giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất có những nghĩa vụ như thế nào?
Chủ giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất có những quyền lợi nào?
Căn cứ tạ khoản 1 Điều 4 Thông tư 40/2014/TT-BTNMT, có quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ giấy phép như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ giấy phép
1. Chủ giấy phép có các quyền sau đây:
a) Hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất trên phạm vi cả nước theo yêu cầu của khách hàng;
b) Tham gia đấu thầu thi công các công trình khoan điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác nước dưới đất (sau đây gọi chung là công trình khoan nước dưới đất) theo quy định của pháp luật;
c) Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép;
d) Đề nghị cơ quan cấp phép gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép theo quy định;
đ) Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp trong việc hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên thì chủ giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất có những quyền lợi sau đây:
- Hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất trên phạm vi cả nước theo yêu cầu của khách hàng;
- Tham gia đấu thầu thi công các công trình khoan điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác nước dưới đất (sau đây gọi chung là công trình khoan nước dưới đất) theo quy định của pháp luật;
- Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp quy định trong giấy phép;
- Đề nghị cơ quan cấp phép gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại giấy phép theo quy định;
- Khiếu nại, khởi kiện các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp trong việc hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của pháp luật.
Nghề khoan nước dưới đất (Hình từ Internet)
Chủ giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất có những nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2014/TT-BTNMT, có quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ giấy phép như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ giấy phép
…
2. Chủ giấy phép có các nghĩa vụ sau đây:
a) Hành nghề khoan nước dưới đất theo đúng nội dung được ghi trong giấy phép và các quy định có liên quan của pháp luật về tài nguyên nước;
b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
c) Tuân thủ quy trình kỹ thuật khoan và các quy định về bảo vệ nước dưới đất; bảo đảm người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải có mặt tại hiện trường để chỉ đạo trong thời gian thi công khoan và lắp đặt giếng khoan; trường hợp gây sụt lún đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống nhân dân trong khu vực thi công công trình thì phải ngừng ngay việc thi công và xử lý, khắc phục kịp thời, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về người và tài sản do sự cố gây ra, báo cáo ngay tới chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường sở tại và cơ quan cấp phép;
d) Thông báo bằng văn bản về vị trí, quy mô công trình khoan nước dưới đất và thời gian dự kiến thi công cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình chậm nhất là bảy (07) ngày làm việc trước khi thi công;
đ) Nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp phép;
e) Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về công trình khoan nước dưới đất đã thi công khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
g) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép và cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép đối với trường hợp có sự thay đổi về người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, nội dung đăng ký hoạt động kinh doanh hoặc nhiệm vụ được giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền so với hồ sơ đề nghị cấp phép. Thời gian thông báo chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày có sự thay đổi. Trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật thì thông báo phải kèm theo giấy tờ chứng minh năng lực của người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;
h) Trả lại giấy phép cho cơ quan cấp phép trong trường hợp không sử dụng. Chủ giấy phép đã trả lại giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới (nếu có nhu cầu) sau một (01) năm, kể từ ngày trả lại giấy phép;
i) Hằng năm, trước ngày 15 tháng 11, tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất (theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này) báo cáo cơ quan thụ lý hồ sơ cấp phép.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất phải làm theo những nghĩa vụ được quy định như trên.
Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất có thời hạn là bao lâu?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 40/2014/TT-BTNMT, có quy định về thời hạn giấy phép như sau:
Thời hạn giấy phép
Thời hạn của giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là ba (03) năm.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn của giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?