Ban quản trị nhà chung cư được thành lập như thế nào? Chủ đầu tư có bắt buộc nằm trong Ban quản trị nhà chung cư không?

Cho tôi hỏi theo quy định thì chủ đầu tư có nhất thiết phải có mặt trong ban quản trị nhà chung cư không? Ban quản trị nhà chung cư được thành lập như thế nào? Pháp luật quy định gì về số lượng và thành phần Ban quản trị đó?

Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư là gì?

Tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về khái niệm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư như sau:

"6. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư là chủ sở hữu vốn hoặc tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trong đó có nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan (sau đây gọi chung là chủ đầu tư)."

Ban quản trị nhà chung cư được thành lập như thế nào?

Theo Điều 17 Thông tư 02/2016/TT-BXDkhoản 7, khoản 8 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD quy định về ban quản trị nhà chung cư như sau:

1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà phải thành lập Ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở thì Ban quản trị nhà chung cư là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu và hoạt động theo mô hình quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Quy chế này; Ban quản trị do hội nghị nhà chung cư, cụm nhà chung cư bầu để thực hiện các quyền và trách nhiệm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 41 của Quy chế này.

2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có dưới 20 căn hộ thì hội nghị nhà chung cư quyết định thành lập Ban quản trị hoặc không thành lập Ban quản trị. Trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư thì nguyên tắc hoạt động và mô hình tổ chức của Ban quản trị được quy định như sau:

- Trường hợp nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư không có tư cách pháp nhân, không có con dấu; Ban quản trị hoạt động theo mô hình quy định tại Khoản 3 Điều 18 và thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 41 của Quy chế này;

- Trường hợp nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì mô hình và nguyên tắc hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Ban quản trị nhà chung cư quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có nhiệm kỳ hoạt động 03 năm và được bầu lại tại hội nghị nhà chung cư thường niên của năm cuối nhiệm kỳ, trừ trường hợp họp hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu thay thế Ban quản trị.

4. Các quyết định của Ban quản trị nhà chung cư nếu vượt quá quyền hạn quy định tại Điều 41 của Quy chế này thì không có giá trị pháp lý; trường hợp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thì các thành viên Ban quản trị phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

5. Các thành viên Ban quản trị nhà chung cư chịu trách nhiệm thực hiện các công việc theo phân công tại quy chế hoạt động của Ban quản trị đã được hội nghị nhà chung cư thông qua.

6. Ban quản trị nhà chung cư có kinh phí hoạt động do chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp hàng năm trên cơ sở quyết định của hội nghị nhà chung cư; kinh phí này được ghi rõ trong quy chế hoạt động của Ban quản trị và được quản lý thông qua một tài khoản hoạt động của Ban quản trị; Ban quản trị nhà chung cư phải sử dụng kinh phí hoạt động đúng mục đích, không được dùng để kinh doanh và phải báo cáo việc thu, chi tại cuộc họp hội nghị nhà chung cư thường niên.

7. Mức thù lao của các thành viên Ban quản trị nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng góp theo quyết định của hội nghị nhà chung cư. Hội nghị nhà chung cư có thể tham khảo mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Nhà nước để xem xét, quyết định về mức thù lao tương xứng với trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên Ban quản trị trên cơ sở điều kiện cụ thể của từng tòa nhà, cụm nhà chung cư và từng địa phương, trừ trường hợp thành viên Ban quản trị từ chối nhận thù lao.

Trường hợp nhà chung cư có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này thì chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư có trách nhiệm đóng thù lao qua đơn vị này để chi trả cho các thành viên Ban quản trị; khoản tiền này không phải hạch toán vào hoạt động kinh doanh của đơn vị quản lý vận hành. Nếu nhà chung cư không có đơn vị quản lý vận hành theo quy định của Luật Nhà ở và Quy chế này thì thù lao này do Ban quản trị nhà chung cư thu và chi trả cho từng thành viên.

>>Xem thêm: Tổng hợp các quy định hiện hành về Nhà chung cư tải

Chủ đầu tư có bắt buộc nằm trong Ban quản trị nhà chung cư không?

Yêu cầu đối với thành viên Ban quản trị nhà chung cư ra sao?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 02/2016/TT-BXD, sửa đổi bởi khoản 6 Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BXD, khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD có quy định:

Yêu cầu đối với thành viên Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì thành viên Ban quản trị nhà chung cư phải là chủ sở hữu và đang sử dụng nhà chung cư đó; trường hợp người đang sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là chủ sở hữu nếu được chủ sở hữu căn hộ hoặc phần diện tích khác đó ủy quyền tham dự hội nghị nhà chung cư thì có thể được bầu làm thành viên Ban quản trị nhà chung cư.
Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì thành viên Ban quản trị nhà chung cư là đại diện chủ sở hữu và người đang sử dụng nhà chung cư.
2. Khuyến khích các thành viên Ban quản trị nhà chung cư tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư do các cơ sở đủ điều kiện thực hiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư đã được Bộ Xây dựng công nhận theo quy định.

Số lượng, thành phần Ban quản trị nhà chung cư

Tại Điều 20 Thông tư 02/2016/TT-BXD khoản 7 Điều 3 Thông tư 28/2016/TT-BXD, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 06/2019/TT-BXD quy định về số lượng, thành phần Ban quản trị nhà chung cư như sau:

1. Số lượng, thành viên Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư do hội nghị nhà chung cư quyết định theo nguyên tắc sau đây:

- Đối với tòa nhà chỉ có một khối nhà (block) độc lập thì có tối thiểu 03 thành viên Ban quản trị; trường hợp tòa nhà có nhiều khối nhà (block) quy định tại Khoản 2 Điều 3 của quy chế này thì mỗi khối nhà (block) có tối thiểu 01 thành viên Ban quản trị;

- Đối với một cụm nhà chung cư thì có số lượng tối thiểu 06 thành viên Ban quản trị.

2. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:

- Ban quản trị của tòa nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị nhà chung cư quyết định.

Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị nhà chung cư; trường hợp không được bầu làm Trưởng ban thì được tham gia làm Phó ban quản trị nhà chung cư;

- Ban quản trị của cụm nhà chung cư bao gồm 01 Trưởng ban; mỗi tòa nhà trong cụm tổ chức họp để cử 01 hoặc 02 đại diện làm Phó ban và các thành viên khác do hội nghị cụm nhà chung cư quyết định.

Trường hợp chủ đầu tư còn sở hữu diện tích trong cụm nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị cụm nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị cụm nhà chung cư. Mỗi tòa nhà trong cụm nhà chung cư mà chủ đầu tư còn sở hữu diện tích thì chủ đầu tư được cử đại diện tham gia làm Phó Ban quản trị của cụm, trừ trường hợp đại diện chủ đầu tư của tòa nhà đó được bầu làm Trưởng ban quản trị của cụm nhà chung cư.

3. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư, cụm nhà chung cư có một chủ sở hữu bao gồm 01 Trưởng ban, 01 hoặc 02 Phó ban và các thành viên khác do hội nghị cụm nhà chung cư quyết định.

Như vậy, trường hợp chủ đầu tư sở hữu diện tích trong nhà chung cư thì đại diện của chủ đầu tư có thể được hội nghị nhà chung cư bầu làm Trưởng ban quản trị nhà chung cư; trường hợp không được bầu làm Trưởng ban thì được tham gia làm Phó ban quản trị nhà chung cư. Ngoài ra, anh/chị có thể tham khảo các quy định pháp luật về số lượng và thành phần ban quản trị nhà chung cư đã nêu trên để giải đáp thắc mắc của anh/chị.

Chung cư Tải trọn bộ các quy định về Chung cư hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà chung cư được sử dụng với những mục đích nào? Nhà chung cư có được sử dụng làm văn phòng cho thuê được không?
Pháp luật
Ban quản trị nhà chung cư được thành lập như thế nào? Chủ đầu tư có bắt buộc nằm trong Ban quản trị nhà chung cư không?
Pháp luật
Chó mèo có phải gia súc không? Nuôi chó mèo trong chung cư theo quy định hiện nay được hay không?
Pháp luật
Mua chung cư có bao gồm chỗ để xe ô tô hay không? Điều kiện để được phép mua bán chung cư mới nhất?
Pháp luật
Khu chung cư là gì? Việc lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết khu vực cải tạo lại khu chung cư phải đáp ứng yêu cầu nào?
Pháp luật
Điều kiện để dự án chung cư hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh là gì? Mua chung cư chưa hoàn thành thì thanh toán trước 50% giá trị hợp đồng được không?
Pháp luật
Trong trường hợp chung cư xảy ra cháy nổ thì người thẩm định quy hoạch có phải chịu trách nhiệm gì hay không?
Pháp luật
Việc cưỡng chế phá dỡ nhà chung cư được nhà nước thực hiện trong những trường hợp nào? Yêu cầu khi phá dỡ nhà chung cư là gì?
Pháp luật
Chủ sở hữu không chấp hành việc phá dỡ nhà chung cư thì cơ quan nhà nước có thể tiến hành cưỡng chế phá dỡ không?
Pháp luật
Trong thời gian phá dỡ nhà chung cư để cải tạo thì việc tìm chỗ ở tạm thời sẽ do chủ sở hữu nhà hay chủ đầu tư thực hiện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chung cư
18,858 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chung cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chung cư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào