Chủ cơ sở phải tự tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân viên hay do một đơn vị có thẩm quyền thực hiện?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thường được kiểm tra định kỳ về an toàn vệ sinh thực phẩm bao nhiêu lần một năm?
- Cơ sở dịch vụ ăn uống cần tuân thủ những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm nào trong kinh doanh?
- Chủ cơ sở phải tự tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân viên hay do một đơn vị có thẩm quyền thực hiện?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thường được kiểm tra định kỳ về an toàn vệ sinh thực phẩm bao nhiêu lần một năm?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 48/2015/TT-BYT quy định về tần suất kiểm tra như sau:
"Điều 7. Kiểm tra theo kế hoạch
3. Tần suất kiểm tra:
a) Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế."
Cơ sở dịch vụ ăn uống cần tuân thủ những quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm nào trong kinh doanh?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định những điều mà cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện như sau:
"Điều 5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
b) Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”
Căn cứ quy định trên thì đúng như anh nói người chế biến thức ăn không được mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp. Ngoài ra, đối với chủ cơ sở là anh cần phải tuân thủ thêm các quy định về anh toàn thực phẩm như bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống; bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống và bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm theo quy định tại Điều 28,29 và 30 Luật An toàn vệ sinh thực phẩm 2010.
Cơ sở dịch vụ ăn uống
Chủ cơ sở phải tự tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân viên hay do một đơn vị có thẩm quyền thực hiện?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp, hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau:
"Điều 6. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận:
Bộ Y tế cấp hoặc phân cấp, ủy quyền cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế được quy định tại khoản 5 Điều 37 và quy định tại Phụ lục II Nghị định số 15/2018/NĐ-CP .
2. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo các quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);
c) Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở."
Theo đó hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
Do đó, chủ cơ sở sẽ tổ chức các lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống (có thể mời các chuyên gia về lĩnh vực an toàn thực phẩm tới giảng bài).
Tài liệu tập huấn là các văn bản về an toàn vệ sinh thực phẩm còn hiệu lực, tài liệu được phê duyệt, phát hành (tài liệu tập huấn và đánh giá có thể tải trên website của Cục An toàn thực phẩm).
Chủ cơ sở chịu trách nhiệm đối với kết quả tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do mình xác nhận. Các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm ở địa phương không thực hiện việc xác nhận kiến thức cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Việc quy định người trực tiếp sản xuất, kinh doanh không mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E; viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp là để doanh nghiệp khi phát hiện người mắc thì phải cho người bệnh ra khỏi khu vực sản xuất và chỉ được tham gia sản xuất, kinh doanh khi đã khỏi bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?
- Ngày 28 11 là ngày sinh của ai? 28/11/2024 là thứ mấy? 28 11 2024 có phải ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?