Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có cần phải tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy không?
- Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có cần phải tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy không?
- Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có cần phải đủ số lượng không?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phương tiện phòng cháy và chữa cháy nắm bắt về phòng cháy chữa và chữa cháy ra sao?
Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có cần phải tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 147/2020/TT-BCA như sau:
Kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Cơ quan Công an thực hiện kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).
2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo nội dung và hình thức kiểm tra quy định tại khoản 2 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.
Theo đó, người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có trách nhiệm tự tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo nội dung và hình thức kiểm tra quy định tại khoản 2 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 12 Nghị định 83/2017/NĐ-CP.
Kinh doanh dịch vụ karaoke (Hình từ internet)
Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke có cần phải đủ số lượng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 6 Thông tư 147/2020/TT-BCA như sau:
Thiết kế về phòng cháy và chữa cháy
...
2. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường quy định tại khoản 1 Điều này phải được thiết kế về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
a) Phải bảo đảm có khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy với các công trình khác theo quy định của QCVN 06:2020/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình” (sau đây viết gọn là QCVN 06:2020/BXD), trong đó cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường bố trí liền kề với các công trình khác thì tường ngoài tiếp giáp với công trình đó là tường ngăn cháy loại 1 (REI 150) đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III và là tường ngăn cháy loại 2 (REI 45) đối với nhà có bậc chịu lửa IV. Khoảng cách từ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tới trường học thực hiện theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
b) Bậc chịu lửa của công trình phải phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; kết cấu xây dựng của công trình có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của công trình theo quy định tại QCVN 06:2020/BXD. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được xác định thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng là nhóm F2.2 theo quy định của QCVN 06:2020/BXD;
c) Chiều cao lớn nhất cho phép của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường độc lập phụ thuộc vào bậc chịu lửa và được xác định tương ứng với nhóm các công trình công cộng, nhưng không vượt quá 16 tầng; không được bố trí quá tầng 16 khi cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nằm trong nhà công năng khác theo quy chuẩn QCVN 06:2020/BXD; cho phép bố trí bên trong tầng hầm 1 hoặc tầng bán hầm khi tổng diện tích không lớn hơn 300 m2 và có ít nhất 02 lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài nhà;
d) Lối thoát nạn bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD;
đ) Số người lớn nhất trong một gian phòng, một tầng hoặc của ngôi nhà của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được tính toán với hệ số sàn là 1 m2/người;
e) Thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định của QCVN 17:2018/BXD “Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời” (sau đây viết gọn là QCVN 17:2018/BXD), cụ thể như sau:
Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín toàn bộ nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công;
Vật liệu sử dụng cho kết cấu biển quảng cáo phải là vật liệu không cháy, phù hợp với các quy định trong QCVN 06:2020/BXD và QCVN 17:2018/BXD;
Biển quảng cáo ngang đặt tại mặt tiền công trình phải đảm bảo mỗi tầng chỉ được đặt một biển, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình; mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2 m; biển quảng cáo dọc phải bảo đảm chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt biển quảng cáo, mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2 m;
Hệ thống điện chiếu sáng cho biển quảng cáo là nguồn điện riêng và có cầu dao, aptomat bảo vệ. Không để hàng hoá, vật liệu dễ cháy bên dưới hoặc gần với vị trí đặt biển quảng cáo;
g) Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn phải bảo đảm theo quy định của TCVN 3890:2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng” (sau đây viết gọn là TCVN 3890:2009 ), trong đó đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được bố trí đến từng gian phòng của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường;
h) Hệ thống chống tụ khói bảo đảm theo các quy định tại QCVN 06:2020/BXD và TCVN 5687:2010 “Thông gió điều hòa không khí - Tiêu chuẩn thiết kế”;
i) Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động, lối vào từ trên cao của công trình phải bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD;
k) Hệ thống chữa cháy bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD, TCVN 3890:2009 , TCVN 7336:2003 “Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler - Yêu cầu thiết kế”, TCVN 5738:2001 “Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu thiết kế” (sau đây viết gọn là TCVN 5738:2001 ) và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, định mức cụ thể quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
Hệ thống báo cháy tự động bảo đảm theo quy định của TCVN 5738:2001 . Chuông, đèn báo cháy hành lang tầng và bổ sung chuông báo cháy được bố trí bên trong từng gian phòng của cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường và hệ thống báo cháy kết nối liên động để tự động ngắt hệ thống điện của dàn âm thanh tại các phòng hát khi hệ thống báo cháy hoạt động trong trường hợp có sự cố cháy, nổ xảy ra;
Cường độ chữa cháy, diện tích chữa cháy của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler đối với cơ sở kinh doanh vũ trường được tính theo cơ sở nguy cơ cháy trung bình nhóm III, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke được tính theo cơ sở nguy cơ cháy trung bình nhóm I. Khi các gian phòng được ngăn cháy với nhau và ngăn cháy với hành lang bằng tường ngăn cháy loại 1 theo quy định của QCVN 06:2020/BXD thì cho phép căn cứ diện tích của gian phòng lớn nhất để tính toán lưu lượng, khối tích bể nước dự trữ cần thiết của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler. Thời gian chữa cháy không được thấp hơn 60 phút;
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD và TCVN 3890:2009. Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có vị trí cách trụ nước chữa cháy thuộc hệ thống cấp nước đô thị 100 m hoặc cách 150 m đối với sông, hồ, ao,... có bến lấy nước cho phương tiện chữa cháy thì không bắt buộc phải thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;
l) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện và việc bố trí thiết bị này trong công trình phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại QCVN 12:2014/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng” (sau đây viết gọn là QCVN 12:2014/BXD), cụ thể như sau:
Hệ thống điện cấp cho các hệ thống phòng cháy và chữa cháy, hệ thống kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy bảo đảm theo Điều 2.3 và Điều 2.9 QCVN 12:2014/BXD;
Hệ thống điện được bảo vệ chống tác động nhiệt, chống quá tải, chống tĩnh điện theo quy định tại Điều 2.5 và Điều 2.6 QCVN 12:2014/BXD;
Hệ thống chống sét phải bảo đảm theo quy định tại Điều 2.8 QCVN 12:2014/BXD;
m) Về giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan bảo đảm theo quy định của QCVN 06:2020/BXD, cụ thể như sau:
Tường ngăn giữa hành lang và các gian phòng phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó bắt cháy với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn EI 30 đối với nhà có bậc chịu lửa I và không nhỏ hơn EI 15 đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV;
Các gian phòng có diện tích từ 50 m2 trở lên và các gian phòng trong tầng hầm, tầng nửa hầm phải được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu không cháy hoặc khó bắt cháy;
Khu vực kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường phải được ngăn cách với các khu vực có công năng khác bằng tường và sàn ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn RE1 45 đối với nhà có bậc chịu lửa IV; có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 150 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II, III.
Theo đó, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, định mức cụ thể quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy rằng trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke thì cần phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng về phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phương tiện phòng cháy và chữa cháy nắm bắt về phòng cháy chữa và chữa cháy ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 147/2020/TT-BCA như sau:
Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
4. Thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan Công an cấp trên trực tiếp về công tác quản lý phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường thuộc phạm vi quản lý.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Như vậy, công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?