Chồng vay tiền cá độ bóng đá 'mùa Euro' thua thì vợ có phải trả nợ thay không? Cá độ bóng đá 'mùa Euro' bị phạt hành chính bao nhiêu?
Chồng vay tiền cá độ bóng đá "mùa Euro" thua thì vợ có phải trả nợ thay không?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Theo đó, nếu trong thời gian vợ chồng chung sống với nhau, nếu nghĩa vụ từ khoản vay của chồng thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì được xác định là nghĩa vụ chung của cả vợ chồng.
Vì vậy 1 bên vợ hoặc chồng cũng phải có trách nhiệm trả nợ cho bên còn lại.
Tuy nhiên, trường hợp chồng vay tiền cá độ bóng đá "mùa Euro" thua thì vợ có phải trả nợ thay không? Thì phải căn cứ vào khoản 3 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng như sau:
Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.
Theo đó, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình.
Như vậy, trường hợp người chồng tự đi vay tiền và cá độ bóng đá "mùa Euro" thua dẫn đến nợ nần thì lúc này sẽ là khoản nợ riêng của người chồng và khoản nợ này cũng không vì nhu cầu của gia đình.
Vì thế chồng vay tiền cá độ bóng đá "mùa Euro" thua thì vợ sẽ không phải trả nợ thay. Tuy nhiên cần lưu ý nếu lúc này giữa vợ chồng đã có tài sản chung thì chủ nợ có quyền yêu cầu vợ chồng sử dụng tài sản chung đó để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Chồng vay tiền cá độ bóng đá 'mùa Euro' thua thì vợ có phải trả nợ thay không? Cá độ bóng đá 'mùa Euro' bị phạt hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cá độ bóng đá "mùa Euro" bị phạt hành chính bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
Hành vi đánh bạc trái phép
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
...
Như vậy, chiếu theo quy định trên thì "cá độ bóng đá" là thuật ngữ đời thường và được xem là hành vi cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác thì sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm, đối với tổ chức có hành vi vi phạm thì mức xử phạt áp dụng gấp đôi mức xử phạt của cá nhân. (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Ngoài ra, cá độ bóng đá "mùa Euro" còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015.
Tài sản chung của vợ và chồng sau khi kết hôn sẽ bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng sẽ bao gồm như sau:
(1) Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
(2) Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
(3) Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?