Chồng có phải cấp dưỡng cho vợ sau khi ly hôn cho đến khi vợ có việc làm nuôi sống được bản thân không? Mức cấp dưỡng hàng tháng là bao nhiêu và cấp dưỡng bằng cách nào?
Nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
"1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này."
Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này và nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định.
Cấp dưỡng sau ly hôn
Chồng có phải cấp dưỡng cho vợ sau khi ly hôn cho đến khi vợ có việc làm nuôi sống được bản thân không?
Căn cứ theo Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn như sau:
"Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình."
Như vậy, trường hợp của chị khi ly hôn nếu gặp khó khăn, túng thiếu vì từ khi lấy chồng đến nay chị ở nhà làm nội trợ và chăm con nên không có thu nhập riêng mà có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng thì chồng chị có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Mức cấp dưỡng hàng tháng là bao nhiêu và cấp dưỡng bằng cách nào?
Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
"1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
Theo đó, mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:
"Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì khi ly hôn chị có thể thỏa thuận với chồng về việc cấp dưỡng, mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần cho chị trong khi chờ có được việc làm, đến khi tự nuôi sống được bản thân. Nếu không thỏa thuận được thì chị có quyền yêu cầu tòa án xem xét, giải quyết.
Bên có nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt cấp dưỡng trong những trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng cụ thể như sau:
"Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật."
Theo đó nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt theo quy định. Cụ thể, trường hợp chị có tài sản để tự nuôi mình hoặc sau khi ly hôn đã kết hôn hoặc trường hợp khác theo quy định của luật thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?