Chồng có được tự mình xác lập hợp đồng bảo đảm khi dùng tài sản chung vợ chồng để góp vốn vào công ty hay không?
- Chồng có được tự mình xác lập hợp đồng bảo đảm khi dùng tài sản chung vợ chồng để góp vốn vào công ty hay không?
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm được xử lý như thế nào?
- Một trong các cá nhân bên bảo đảm không có đủ năng lực pháp luật dân sự thì hợp đồng bảo đảm được xử lý như thế nào?
Chồng có được tự mình xác lập hợp đồng bảo đảm khi dùng tài sản chung vợ chồng để góp vốn vào công ty hay không?
Bên bảo đảm có được tự mình xác lập hợp đồng bảo đảm khi dùng tài sản chung vợ chồng để góp vốn vào công ty hay không thì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng
…
2. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận về việc một bên dùng tài sản chung để góp vốn vào pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội hoặc để thành lập doanh nghiệp tư nhân thì người góp vốn, người đứng tên chủ doanh nghiệp tư nhân được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm liên quan đến phần vốn góp trong pháp nhân, tài sản thuộc doanh nghiệp tư nhân.
Trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận bằng văn bản về việc dùng tài sản chung để góp vốn theo quy định tại khoản này nhưng việc góp vốn đã được thực hiện theo đúng thủ tục được quy định trong pháp luật liên quan mà người không trực tiếp kinh doanh biết hoặc phải biết về việc góp vốn nhưng không phản đối thì coi như đã có thỏa thuận.
Như vậy, chồng được tự mình xác lập hợp đồng bảo đảm khi dùng tài sản chung vợ chồng để góp vốn vào công ty trong các trường hợp sau:
- Vợ chồng có thỏa thuận bằng văn bản về việc một bên dùng tài sản chung để góp vốn vào công ty và chồng là người góp vốn.
- Vợ chồng không có thỏa thuận văn bản thì bên bảo đảm tự mình xác lập hợp đồng bảo đảm khi đáp ứng đủ các yếu tố sau:
+ Việc góp vốn đã được thực hiện theo đúng thủ tục được quy định.
+ Vợ không trực tiếp kinh doanh biết hoặc phải biết về việc góp vốn nhưng không phản đối.
Chồng có được tự mình xác lập hợp đồng bảo đảm khi dùng tài sản chung vợ chồng để góp vốn vào công ty hay không? (Hình từ Internet)
Đơn phương chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm được xử lý như thế nào?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm được xử lý theo quy định tại Điều 29 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm với hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm
1. Hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm.
2. Trường hợp hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì giải quyết như sau:
a) Các bên chưa thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm chấm dứt.
b) Các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm không chấm dứt. Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm được xử lý như sau:
+ Hợp đồng bảo đảm chấm dứt khi các bên chưa thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm.
+ Hợp đồng bảo đảm không chấm dứt nếu các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm.
Một trong các cá nhân bên bảo đảm không có đủ năng lực pháp luật dân sự thì hợp đồng bảo đảm được xử lý như thế nào?
Một trong các cá nhân bên bảo đảm không có đủ năng lực pháp luật dân sự thì hợp đồng bảo đảm được xử lý như thế nào phải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần
1. Trường hợp một phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị tuyên bố vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan thì nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện theo phần nội dung này trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm, bao gồm:
a) Phần nội dung của hợp đồng thuộc quyền của người không tham gia hợp đồng bảo đảm trong trường hợp tài sản dùng để bảo đảm thuộc sở hữu chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 27 Nghị định này;
b) Phần nội dung của hợp đồng liên quan đến một hoặc một số người không có năng lực pháp luật dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm gồm nhiều người;
c) Phần nội dung của hợp đồng liên quan đến một hoặc một số tài sản không đủ điều kiện để dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp một nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản;
d) Phần nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội hoặc giới hạn thực hiện quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan trong trường hợp các phần nội dung khác của hợp đồng bảo đảm không vi phạm;
đ) Nội dung khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Như vậy, khi một trong các cá nhân bên bảo đảm không có đủ năng lực pháp luật dân sự và bên bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân khác nhau thì phần nội dung của hợp đồng bảo đảm liên quan đến cá nhân không có đủ năng lực pháp luật dân sự bị vô hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?