Chồng có được làm người giám hộ đương nhiên cho vợ không? Quyền của chồng là người giám hộ đương nhiên cho vợ được quy định như thế nào?
- Chồng có được làm người giám hộ đương nhiên cho vợ không?
- Quyền của chồng là người giám hộ đương nhiên cho vợ khi vợ bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự quy định như thế nào?
- Nghĩa vụ của chồng đương nhiên là người giám hộ cho vợ khi vợ bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự quy định ra sao?
- Người giám hộ được thay đổi trong những trường hợp nào?
Chồng có được làm người giám hộ đương nhiên cho vợ không?
Căn cứ cứ khoản 1 Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ."
Đối chiếu quy định trên, về vấn đề giám hộ trường hợp vợ bạn bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì bạn sẽ đương nhiên trở thành người giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên (Hình từ Internet)
Quyền của chồng là người giám hộ đương nhiên cho vợ khi vợ bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 58. Quyền của người giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này."
Như vậy, đối với tài sản của vợ chồng bạn bao gồm tài sản chung của 2 vợ chồng thì bạn có quyền giao dịch nhưng vì lợi ích của vợ bạn.
Nghĩa vụ của chồng đương nhiên là người giám hộ cho vợ khi vợ bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự quy định ra sao?
Căn cứ Điều 57 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự như sau:
"Điều 57. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;
d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này."
Theo đó, nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự được quy định như trên.
Người giám hộ được thay đổi trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 60 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thay đổi người giám hộ như sau:
"Điều 60. Thay đổi người giám hộ
1. Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:
a) Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật này;
b) Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;
c) Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
2. Trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử, chỉ định người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Bộ luật này.
3. Thủ tục thay đổi người giám hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch."
Như vậy, người giám hộ được thay đổi trong trường hợp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?