Chồng có được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội không?
- Chồng có được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội không?
- Mức trợ cấp thai sản một lần đối với người cha trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chỉ có cha đủ điều kiện hưởng được quy định thế nào?
- Cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản bao lâu?
Chồng có được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
...
2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
...
c) Trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản này thì người cha được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp cả 2 vợ chồng đều tham gia Bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà người cha đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì người cha được hưởng trợ cấp thai sản một lần khi sinh con.
Chồng có được hưởng trợ cấp thai sản khi vợ sinh con trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội không? (Hình từ Internet)
Mức trợ cấp thai sản một lần đối với người cha trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chỉ có cha đủ điều kiện hưởng được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Theo đó, mức trợ cấp thai sản một lần đối với người cha trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chỉ có cha đủ điều kiện hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
...
4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ được hưởng.
Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chết thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?