Chống bán phá giá là một trong những biện pháp phòng vệ thương mại đúng không? Thời điểm được áp dụng chống bán phá giá?
Chống bán phá giá là một trong những biện pháp phòng vệ thương mại đúng không?
Các biện pháp phòng vệ thương mại được quy định tại Điều 67 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Các biện pháp phòng vệ thương mại
1. Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
2. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (sau đây gọi là điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc điều tra, hoạt động cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra; quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo quy định này thì biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm những biện pháp sau:
- Biện pháp chống bán phá giá;
- Biện pháp chống trợ cấp;
- Biện pháp tự vệ.
Như vậy, chống bán phá giá là một trong ba biện pháp phòng vệ thương mại.
Chống bán phá giá là một trong những biện pháp phòng vệ thương mại đúng không? Thời điểm được áp dụng chống bán phá giá? (hình từ internet)
Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng vào thời điểm nào?
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại được quy định tại Điều 68 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại
1. Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
2. Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.
3. Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.
4. Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
5. Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.
6. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.
Theo quy định này thì việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.
Việc xem xét không áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được quy định tại Điều 7 Nghị định 10/2018/NĐ-CP như sau:
Miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
1. Bộ Công Thương xem xét không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc miễn trừ đối với một số loại hàng hóa trên nguyên tắc không làm giảm hiệu quả tổng thể của biện pháp phòng vệ thương mại.
2. Tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Hồ sơ miễn trừ) theo mẫu do Cơ quan điều tra ban hành để Bộ Công Thương xem xét quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ miễn trừ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân về tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ miễn trừ. Nếu Hồ sơ miễn trừ chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp Hồ sơ miễn trừ để bổ sung.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ miễn trừ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Trong trường hợp không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân về lý do không miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân được miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không tuân thủ các quy định, điều kiện hưởng miễn trừ, Bộ Công Thương có quyền thu hồi quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và thông báo cho cơ quan hải quan xử lý theo quy định.
6. Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Theo quy định này thì Bộ Công Thương xem xét không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thông qua việc miễn trừ đối với một số loại hàng hóa trên nguyên tắc không làm giảm hiệu quả tổng thể của biện pháp phòng vệ thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?