Chơi chứng khoán là gì? Chơi chứng khoán thua lỗ thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Chơi chứng khoán là gì?
Hiện nay, tại Luật Chứng khoán 2019 cũng như trong các văn bản pháp luật hướng dẫn khác có liên quan không có quy định nào định nghĩa cụ thể "Chơi chứng khoán là gì?".
Theo khoản 15 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 có quy định đầu tư chứng khoán là việc mua, bán, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Như vậy, chơi chứng khoán có thể hiểu đơn giản là một hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm sở hữu tài sản bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác do chính phủ quy định để có cơ hội sinh lời.
Chơi chứng khoán là gì? Có mấy loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam? (Hình từ Internet)
Có mấy loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
Các loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 bao gồm:
1. Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
c) Chứng khoán phái sinh;
d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Căn cứ trên quy định chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
- Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
- Chứng khoán phái sinh;
- Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
Chơi chứng khoán thua lỗ thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC) thì thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (một trong các dạng chuyển nhượng vốn) là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006 (hết hiệu lực ngày 01/01/2021, hiện hành là khoản 1 Điều 5 Luật Chứng khoán 2019).
- Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần (còn được gọi là chuyển nhượng cổ phần) theo quy định của khoản 2 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006 (hết hiệu lực ngày 01/01/2021, hiện hành là khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019) và Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2014 (hết hiệu lực ngày 01/01/2021, hiện hành là Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020).
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán đối với cá nhân cư trú được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC) như sau:
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
...
2. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế suất.
a) Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
a.1) Giá chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:
a.1.1) Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán, giá chuyển nhượng chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.
a.1.2) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên, giá chuyển nhượng là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm chuyển nhượng.
b) Thuế suất và cách tính thuế:
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Cách tính thuế:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
...
Căn cứ trên quy định cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1% |
Tương ứng cứ mỗi lần bán chứng khoán, nhà đầu tư sẽ bị trừ 0,1% trên tổng giá trị dù lãi hay lỗ. Ví dụ, giá trị bán chứng khoán là 100 triệu đồng thì nhà đầu tư sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân là 100.000 đồng, không phân biệt nhà đầu tư có thua lỗ không.
Hiện nay, pháp luật cũng không có quy định người chơi chứng khoán thua lỗ (tức giá bán ra thấp hơn giá mua vào) thì không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, mà tiền thuế sẽ tính trên giá chuyển nhượng chứng khoán.
Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán đối với cá nhân không cư trú mới nhất hiện nay như sau:
Theo Điều 20 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng chứng khoán tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (×) với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
- Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là giá chuyển nhượng chứng khoán không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
- Giá chuyển nhượng đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như đối với cá nhân cư trú được quy định tại tiết a.1 điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 16 Thông tư 92/2015/TT-BTC).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?