Chính sách đối với giảng viên cơ hữu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông như thế nào?

Xin cho hỏi: Thời gian làm việc mỗi tuần của giảng viên cơ hữu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông là bao nhiêu giờ? Chính sách đối với giảng viên cơ hữu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông như thế nào? - câu hỏi của anh Hiếu (TP. HCM)

Thời gian làm việc mỗi tuần của giảng viên cơ hữu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông là bao nhiêu giờ?

Theo khoản 2 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định như sau:

Giảng viên của Trường
...
2. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên cơ hữu của Trường thực hiện theo quy định tại Chương IV Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
...

Dẫn chiếu theo khoản 1, khoản 2 Điều 14 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/06/2023) quy định về thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy như sau:

Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
1. Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ làm việc 40 giờ trong một tuần.
2. Tổng thời gian làm việc của giảng viên trong một năm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.
3. Giờ chuẩn giảng dạy là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp (hoặc giảng dạy từ xa), bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.
...

Theo quy định trên, thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ làm việc 40 giờ trong một tuần.

Tổng thời gian làm việc của giảng viên trong một năm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.

Trước đây, quy định thời gian làm việc của giảng viên tại Điều 18 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/06/2023) như sau:

Thời gian làm việc của giảng viên

1. Thời gian làm việc của giảng viên thực hiện theo chế độ mỗi tuần làm việc 40 giờ.

2. Tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác là 1760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ theo quy định.

 Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông

Chính sách đối với giảng viên cơ hữu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông như thế nào? (Hình từ Internet)

Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên cơ hữu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông được quy định thế nào?

Theo điểm a khoản 1 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 1166/QĐ-BTTTT năm 2018 quy định như sau:

Giảng viên cơ hữu là những người thuộc biên chế của Trường, đang giữ ngạch giảng viên và làm công tác giảng dạy tại Trường; cán bộ quản lý của Trường tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm nhiệm, có năng lực sư phạm, đạt tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.

Theo khoản 5 Điều 14 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/06/2023) quy định về khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm như sau:

Thời gian làm việc, giờ chuẩn giảng dạy và định mức giờ chuẩn giảng dạy
...
5. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy trong một năm:
a) Giảng viên tập sự: Tối đa 90 giờ chuẩn.
b) Giảng viên: 270 giờ chuẩn.
c) Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn.
d) Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn.
đ) Giờ chuẩn trực tiếp lên lớp của các chức danh giảng viên quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này chiếm tối thiểu 50% định mức quy định tương ứng.
...

Theo đó, khung định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên cơ hữu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông là 270 giờ chuẩn trong một năm.

Trước đây, quy định giờ chuẩn giảng dạy, quy định mức giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/06/2023) như sau:

Giờ chuẩn giảng dạy, quy định mức giờ chuẩn giảng dạy và quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy

1. Giờ chuẩn giảng dạy: Là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định thuộc nhiệm vụ giảng dạy đối với mỗi chức danh tương đương với một tiết giảng lý thuyết, thực hành trên lớp, bao gồm thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.

2. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy:

a) Giảng viên: 270 giờ chuẩn trong một năm học, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp lên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định;

b) Giảng viên chính: 290 giờ chuẩn trong một năm học, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp lên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định;

a) Giảng viên cao cấp: 310 giờ chuẩn trong một năm học, trong đó, giờ chuẩn trực tiếp lên lớp chiếm tối thiểu 50% định mức quy định.

...

Chính sách đối với giảng viên cơ hữu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông như thế nào?

Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 03/2023/TT-BNV (Có hiệu lực từ 15/06/2023) thì chính sách đối với giảng viên cơ hữu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông như sau:

- Giảng viên được hưởng chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp giảng dạy, được trả lương dạy thêm giờ và các chính sách, chế độ khác của giảng viên cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.

được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Giảng viên được bổ nhiệm phó giáo sư, giáo sư và được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân theo quy định của pháp luật.

Trước đây, quy định chính sách đối với giảng viên cơ hữu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông tại Điều 23 Thông tư 01/2018/TT-BNV (Hết hiệu lực từ 15/06/2023) như sau:

Chính sách đối với giảng viên

1. Giảng viên thuộc các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được hưởng chế độ về tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp giảng dạy, trả lương dạy thêm giờ và các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước như đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học; được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Chế độ nghỉ hàng năm của giảng viên gồm các ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ tết, nghỉ các ngày lễ, nghỉ phép (hoặc nghỉ hè), nghỉ việc riêng hàng năm theo quy định của pháp luật. Căn cứ kế hoạch năm học, điều kiện cụ thể, người đứng đầu cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bố trí thời gian nghỉ phép (hoặc nghỉ hè) cho giảng viên một cách hợp lý.

3. Được xét phong tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, xét bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo các quy định của Nhà nước như đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.

Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chính sách đối với giảng viên cơ hữu Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông như thế nào?
Pháp luật
Giảng viên cơ hữu của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông là ai? Cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu phòng chức năng và đơn vị trực thuộc?
Pháp luật
Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có chức năng gì?
Pháp luật
Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân không?
Pháp luật
Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan nào?
Pháp luật
Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức trực thuộc Bộ Nội vụ có phải là đơn vị sự nghiệp công lập không?
Pháp luật
Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương trực thuộc Bộ Công Thương có những chức năng gì?
Pháp luật
Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương trực thuộc Bộ Công Thương có được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước không?
Pháp luật
Trường Đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương có phải là đơn vị sự nghiệp công lập không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ
1,484 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào