Chính sách của Nhà nước ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong những lĩnh vực nào? Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng được đặt dưới sự lãnh đạo và quản lý của các cơ quan nào?
Chính sách của Nhà nước ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong những lĩnh vực nào?
Chính sách của Nhà nước ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong những lĩnh vực được quy định tại Điều 3 Luật An ninh mạng 2018 như sau:
Chính sách của Nhà nước về an ninh mạng
1. Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại.
2. Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh mạng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì về chính sách của nhà nước về an ninh mạng ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong các lĩnh vực như sau:
- Quốc phòng;
- An ninh;
- Phát triển kinh tế-xã hội;
- Khoa học;
- Công nghệ;
- Đối ngoại.
Chính sách của Nhà nước ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong những lĩnh vực nào? Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng được đặt dưới sự lãnh đạo và quản lý của các cơ quan nào? (Hình từ internet)
Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng được đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý của cơ quan nào?
Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng được đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý của cơ quan được quy định tại Điều 4 Luật An ninh mạng 2018 như sau:
Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.
4. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
5. Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
6. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.
7. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng được đăt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cùng với đó là sự quản lý thống nhất của nhà nước.
Kinh phí bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị được bảo đảm từ nguồn nào?
Kinh phí bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị được lấy từ nguồn được quy định tại Điều 35 Luật An ninh mạng 2018 như sau:
Kinh phí bảo vệ an ninh mạng
1. Kinh phí bảo vệ an ninh mạng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí bảo vệ an ninh mạng cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức ngoài quy định tại khoản 1 Điều này do cơ quan, tổ chức tự bảo đảm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về kinh phí bảo vệ an ninh mạng của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị sẽ được bảo đảm từ nguồn ngân sách của nhà nước.
Ngoài ra, nguồn kinh phí được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm. Việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?