Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình với tần suất như thế nào theo quy định?
Tần suất Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 47 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình:
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; định kỳ 02 năm một lần hoặc đột xuất báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và điều phối liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của mình và gửi kết quả đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; định kỳ 02 năm một lần hoặc đột xuất báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Hay nói cách khác, tần suất Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình là định kỳ 02 năm một lần.
Tần suất Chính phủ báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống bạo lực gia đình là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra hoạt động của các cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
Đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
...
4. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình chỉ được hoạt động theo nội dung, phạm vi đăng ký. Trường hợp, cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có nội dung, phạm vi hoạt động không theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 22 Nghị định này, việc thành lập và hoạt động thực hiện theo quy định áp dụng đối với cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ tại cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
6. Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Thực hiện kiểm tra hoạt động của các cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc thực hiện kiểm tra hoạt động của các cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.
Công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung nào?
Đối chiếu theo quy định tại Điều 46 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì công tác quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung sau:
- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thực hiện công tác thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Trong đó, Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?