Chiều cao các gian phòng, chiều rộng hành lang trong bệnh viện đa khoa là bao nhiêu để đáp ứng yêu cầu về kích thước thông thủy?

Cho tôi hỏi về yêu cầu về kích thước thông thủy để thiết kế mới Bệnh viện đa khoa, chiều cao của các gian phòng trong bệnh viện đa khoa, chiều rộng của hành lang và cửa đi trong bệnh viện là bao nhiêu để đáp ứng yêu cầu? Nội dung câu hỏi của anh Minh Long tại Long An.

Chiều cao các gian phòng trong bệnh viện đa khoa là bao nhiêu để đáp ứng yêu cầu về kích thước thông thủy?

Tại tiết 6.1.2 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 quy định về nội dung công trình và giải pháp thiết kế như sau:

Nội dung công trình và giải pháp thiết kế
6.1. Yêu cầu chung
6.1.1. Nội dung công trình
- Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú;
- Khu Điều trị nội trú;
- Khu Kỹ thuật nghiệp vụ;
- Khu Hành chính quản trị;
- Khu Hậu cần kỹ thuật và Dịch vụ tổng hợp.
6.1.2. Yêu cầu về kích thước thông thủy
6.1.2.1. Chiều cao phòng
6.1.2.1.1. Chiều cao thông thủy tối thiểu của các gian phòng trong bệnh viện được quy định là 3,0 m và được phép thay đổi tùy theo yêu cầu của từng khoa trong bệnh viện.
Chiều cao thông thủy các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ vật bẩn không nhỏ hơn 2,4 m.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp sử dụng điều hòa không khí cho phép giảm chiều cao để sử dụng tiết kiệm năng lượng. Nếu sử dụng thiết bị làm sạch không khí phải đảm bảo độ cao để lắp đặt thiết bị tùy theo yêu cầu cụ thể.
6.1.2.1.2. Chiều cao thông thủy của các khu vực trong khoa Phẫu thuật được quy định như sau:
- Chiều cao khu vô khuẩn, khu sạch: không thấp hơn 3,3 m;
- Chiều cao khu phụ trợ: không thấp hơn 3,0 m.
...

Theo đó, chiều cao thông thủy tối thiểu của các gian phòng trong bệnh viện đa khoa được quy định là 3,0 m và được phép thay đổi tùy theo yêu cầu của từng khoa trong bệnh viện.

- Chiều cao thông thủy các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ vật bẩn không nhỏ hơn 2,4 m.

Trong trường hợp sử dụng điều hòa không khí cho phép giảm chiều cao để sử dụng tiết kiệm năng lượng. Nếu sử dụng thiết bị làm sạch không khí phải đảm bảo độ cao để lắp đặt thiết bị tùy theo yêu cầu cụ thể.

Chiều cao thông thủy của các khu vực trong khoa Phẫu thuật được quy định như sau:

- Chiều cao khu vô khuẩn, khu sạch: không thấp hơn 3,3 m;

- Chiều cao khu phụ trợ: không thấp hơn 3,0 m.

bệnh viện 2

Bệnh viện đa khoa (Hình từ Internet)

Chiều rộng của hành lang trong bệnh viện đa khoa là bao nhiêu để đáp ứng yêu cầu về kích thước thông thủy?

Tại tiết 6.1.2 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 quy định về nội dung công trình và giải pháp thiết kế như sau:

Nội dung công trình và giải pháp thiết kế
6.1. Yêu cầu chung
...
6.1.2. Yêu cầu về kích thước thông thủy
...
6.1.2.2. Hành lang
- Chiều rộng của hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều rộng của hành lang giữa (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 3,0 m;
- Chiều rộng của hành lang bên: Không nhỏ hơn 1,8 m;
- Chiều rộng của hành lang bên (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều cao hành lang: không thấp hơn 2,7 m;
CHÚ THÍCH: Phải bố trí tay vịn hai bên hành lang trong bệnh viện để trợ giúp cho người khuyết tật và người bệnh. Độ cao lắp đặt tay vịn từ 0,75 m đến 0,8 m.
...

Theo quy định trên, tiêu chuẩn về chiều rộng của hành lang trong bệnh viện đa khoa như sau:

- Chiều rộng của hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,4 m;

- Chiều rộng của hành lang giữa (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 3,0 m;

- Chiều rộng của hành lang bên: Không nhỏ hơn 1,8 m;

- Chiều rộng của hành lang bên (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 2,4 m;

- Chiều cao hành lang: không thấp hơn 2,7 m;

Đặc biệt, phải bố trí tay vịn hai bên hành lang trong bệnh viện để trợ giúp cho người khuyết tật và người bệnh. Độ cao lắp đặt tay vịn từ 0,75 m đến 0,8 m.

Cửa đi trong bệnh viện đa khoa là bao nhiêu để đáp ứng yêu cầu về kích thước thông thủy?

Tại tiết 6.1.2 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 quy định về yêu cầu về kích thước thông thủy đối với cửa đi như sau:

Nội dung công trình và giải pháp thiết kế
6.1. Yêu cầu chung
...
6.1.2. Yêu cầu về kích thước thông thủy
...
6.1.2.3. Cửa đi
- Chiều cao của cửa đi: không thấp hơn 2,1 m;
- Chiều rộng của cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9 m;
- Chiều rộng của cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính vào các phòng mổ, đỡ đẻ, cấp cứu và chăm sóc tích cực: không nhỏ hơn 1,6 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính của phòng chiếu chụp: không nhỏ hơn 1,4 m.
- Chiều rộng cửa phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 0,8 m.
CHÚ THÍCH: Kích thước hành lang, cửa đi của các khoa tùy theo yêu cầu sử dụng được quy định riêng....

Theo đó, để đáp ứng yêu cầu về kích thước thông thủy thì:

- Chiều cao của cửa đi: không thấp hơn 2,1 m;

- Chiều rộng của cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9 m;

- Chiều rộng của cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2 m;

- Chiều rộng của cửa đi chính vào các phòng mổ, đỡ đẻ, cấp cứu và chăm sóc tích cực: không nhỏ hơn 1,6 m;

- Chiều rộng của cửa đi chính của phòng chiếu chụp: không nhỏ hơn 1,4 m.

- Chiều rộng cửa phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 0,8 m.

Kích thước hành lang, cửa đi của các khoa tùy theo yêu cầu sử dụng được quy định riêng.

Lưu ý: Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới các Bệnh viện đa khoa trên toàn quốc có quy mô trên 500 giường.

Trong trường hợp Bệnh viện đa khoa có những yêu cầu đặc biệt phải ghi rõ trong dự án đầu tư xây dựng công trình và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bệnh viện đa khoa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bệnh viện đa khoa có quy mô 200 giường bệnh là công trình xây dựng cấp mấy?
Pháp luật
Trẻ em dưới 6 tuổi có được đăng ký chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại bệnh viện đa khoa tỉnh hay không?
Pháp luật
Các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh nào cung ứng các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu cho người dân đến năm 2030?
Pháp luật
Bệnh viện đa khoa trung ương thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm những cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào?
Pháp luật
Bệnh viện đa khoa hạng 2 có chức năng, nhiệm vụ gì? Bệnh viện đa khoa hạng 2 có khoa Y học hạt nhân không?
Pháp luật
TCVN 4470:2012 về thiết kế bệnh viện đa khoa? Quy định chung khi thiết kế bệnh viện đa khoa là gì?
Pháp luật
Trưởng khoa khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa có quyền tổ chức cho khoa làm việc 24/24 giờ theo ca không?
Pháp luật
Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa có chức năng phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện không?
Pháp luật
Bệnh viện đa khoa hạng 1 là gì? Bệnh viện đa khoa hạng 1 có những chức năng, nhiệm vụ như thế nào?
Pháp luật
Bệnh viện đa khoa hạng 2 là gì? Nhiệm vụ chung của bệnh viện đa khoa hạng 2 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bệnh viện đa khoa hạng 1 có khoa Lọc Máu không? Trưởng khoa Lọc máu có trách nhiệm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh viện đa khoa
6,103 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh viện đa khoa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh viện đa khoa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào