Chiết tách chất thải rắn bằng nước có quy trình lấy mẫu và quy trình thực hiện như thế nào theo quy định?
Chiết tách chất thải rắn bằng nước là phương pháp có ý nghĩa như thế nào?
Ý nghĩa và ứng dụng của phương pháp chiết tách chất thải rắn bằng nước được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12957:2020 (ASTM D3987-12) như sau:
Ý nghĩa và ứng dụng
4.1 Phương pháp này cung cấp một phương pháp nhanh để có được một dịch chiết từ chất thải rắn. Dịch chiết có thể được sử dụng để tính sự tách ra các thành phần của chất thải rắn theo điều kiện phòng thí nghiệm như được mô tả trong tiêu chuẩn này.
4.2 Phương pháp này không cung cấp một dịch chiết đại diện của nước rỉ thực tế từ một chất thải rắn tại hiện trường, hoặc tạo ra các dịch chiết sử dụng làm cơ sở thiết kế kỹ thuật.
4.3 Phương pháp này không nhằm mô phỏng các điều kiện ngâm chiết của địa điểm cụ thể. Phương pháp này chưa được chứng minh để mô phỏng điều kiện ngâm chiết của bãi xử lý chất thải thực tế.
4.4 Phương pháp này nhằm xác định độ pH cuối cùng của dịch chiết phản ánh sự tương tác của chất chiết với khả năng đệm (khả năng duy trì độ pH) của chất thải rắn.
4.5 Phương pháp này nhằm mô phỏng sự chiết bằng nước ở các điều kiện khi chất thải rắn là yếu tố quyết định độ pH của dịch chiết.
4.6 Phương pháp này tạo ra một dịch chiết có thể tuân theo xác định các thành phần chính và phụ. Khi xác định các thành phần vi lượng, cần đặc biệt chú ý các biện pháp phòng ngừa trong khi thực hiện việc lưu trữ mẫu và xử lý mẫu để tránh nhiễm bẩn các mẫu có thể xảy ra.
4.7 Phương pháp này chưa được kiểm tra về khả năng áp dụng cho các chất hữu cơ và chất dễ bay hơi.
Theo đó, chiết tách chất thải rắn bằng nước là phương pháp có ý nghĩa như trên.
Chiết tách chất thải rắn bằng nước (Hình từ Internet)
Chiết tách chất thải rắn bằng nước có quy trình lấy mẫu được thực hiện như thế nào?
Chiết tách chất thải rắn bằng nước có quy trình lấy mẫu được thực hiện theo quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12957:2020 (ASTM D3987-12) như sau:
Lấy mẫu
7.1 Lấy mẫu đại diện của chắt thải rắn được thử nghiệm bằng các phương pháp mẫu của ASTM được xây dựng cho từng ngành cụ thể nếu có. (Xem ASTM D420 và ASTM D75/ ASTM D75M, ASTM E877 và ASTM D2234/ ASTM D2234M.)
7.2 Trong trường hợp không có phương pháp cụ thể, cần phải sử dụng phương pháp lấy mẫu cho các vật liệu có dạng vật lý tương tự.
7.3 Một mẫu tối thiểu 5 kg cần được gửi đến phòng thí nghiệm (xem ASTM E122).
7.4 Điều quan trọng là mẫu chất thải rắn phải là đại diện về phương diện diện tích bề mặt, vì các thay đổi trong diện tích bề mặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc điểm ngâm chiết của mẫu. Các mẫu chất thải rắn phải có phân bố của kích thước hạt đại diện.
7.5 Giữ các mẫu trong vật chứa kín phù hợp với loại mẫu trước khi chiết nhằm ngăn mẫu nhiễm bẩn hoặc mất thành phần trong mẫu. Khi muốn chiết các mẫu hoạt tính sinh học hoặc hóa học ở trạng thái hiện tại của mẫu, lưu giữ các mẫu ở 4 °C ± 2 °C (ASTM D3370) và bắt đầu chiết trong vòng 8 h. Khi muốn để chiết các mẫu như vậy ở trạng thái đại diện cho kết quả hoạt động sinh học hoặc hoạt động hóa học, các mẫu có thể được xử lý cách đặc thù để mô phỏng các hoạt động đó. Ghi lại các điều kiện lưu giữ và quy trình xử lý vào trong báo cáo.
Theo đó, chiết tách chất thải rắn bằng nước có quy trình lấy mẫu được thực hiện như sau:
- Lấy mẫu đại diện của chắt thải rắn được thử nghiệm bằng các phương pháp mẫu của ASTM được xây dựng cho từng ngành cụ thể nếu có. (Xem ASTM D420 và ASTM D75/ ASTM D75M, ASTM E877 và ASTM D2234/ ASTM D2234M.)
- Trong trường hợp không có phương pháp cụ thể, cần phải sử dụng phương pháp lấy mẫu cho các vật liệu có dạng vật lý tương tự.
- Một mẫu tối thiểu 5 kg cần được gửi đến phòng thí nghiệm (xem ASTM E122).
- Điều quan trọng là mẫu chất thải rắn phải là đại diện về phương diện diện tích bề mặt, vì các thay đổi trong diện tích bề mặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đặc điểm ngâm chiết của mẫu. Các mẫu chất thải rắn phải có phân bố của kích thước hạt đại diện.
- Giữ các mẫu trong vật chứa kín phù hợp với loại mẫu trước khi chiết nhằm ngăn mẫu nhiễm bẩn hoặc mất thành phần trong mẫu. Khi muốn chiết các mẫu hoạt tính sinh học hoặc hóa học ở trạng thái hiện tại của mẫu, lưu giữ các mẫu ở 4 °C ± 2 °C (ASTM D3370) và bắt đầu chiết trong vòng 8 h. Khi muốn để chiết các mẫu như vậy ở trạng thái đại diện cho kết quả hoạt động sinh học hoặc hoạt động hóa học, các mẫu có thể được xử lý cách đặc thù để mô phỏng các hoạt động đó. Ghi lại các điều kiện lưu giữ và quy trình xử lý vào trong báo cáo.
Quy trình Chiết tách chất thải rắn bằng nước được thực hiện như thế nào?
Quy trình Chiết tách chất thải rắn bằng nước được thực hiện theo quy định tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12957:2020 (ASTM D3987-12) như sau:
Quy trình thực hiện
9.1 Ghi lại mô tả vật lý của mẫu được thử nghiệm, kể cả cỡ hạt được biết đến tại thời điểm đó.
9.2 Hàm lượng chất rắn - Xác định hàm lượng chất rắn của hai các phần riêng biệt của mẫu như sau đây:
9.2.1 Làm khô đến khối lượng không đổi hai đĩa hoặc khay có kích thước phù hợp với chất thải rắn đang được thử nghiệm ở 104 °C ± 2 °C. Để nguội trong một bình hút ẩm và cân. Ghi lại giá trị đến ±0,01 g.
9.2.2 Đặt một phần mẫu có kích thước phù hợp của chất thải rắn được thử nghiệm vào từng khay. Cân khối lượng được sử dụng theo dạng vật lý của chất thải rắn được thử nghiệm, sử dụng tối thiểu 50 g, nhưng sử dụng lượng mẫu lớn hơn khí các hạt có đường kính trung bình lớn hơn 10 mm đang được thử nghiệm. Cân. Ghi lại khối lượng đến ± 0,01 g.
9.2.3 Sấy khô trong thời gian khoảng 18 giờ ở 104 °C ±2 °C. Một số chất thải rắn, như bùn cặn, có thể chứa các hợp chất bị vôi hóa tại nhiệt độ sấy quy định, sấy khô các hợp chất này ở mức nhiệt độ thấp hơn. Ví dụ, thạch cao có thể được sấy khô ở 45 °C (ASTM C471M) và chất thải CaSO3 1/2H20 tại nhiệt độ 85 °C. Ghi lại nhiệt độ thực tế và thời gian của giai đoạn sấy.
9.2.4 Làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm và cân lại. Ghi khối lượng chính xác đến ± 0,1 g.
9.2.5 Lặp lại 9.2.3 cho đến khi khối lượng không đổi (ví dụ, khi cân liên tiếp 2 lần có khối lượng chênh lệch trong phạm vi 0,05 g).
9.3 Quy trình lắc - Cân khối lượng bi của bình chiết chiết được dùng để lắc.
9.4 Thêm vào bình chiết chiết 70 g ± 0,1 g chất thải rắn (Điều 8). Ghi lại khối lượng mẫu được sử dụng. Nếu các khối lượng sử dụng khác 70 g, ghi chú trong báo cáo.
9.5 Thêm vào bình chứa một thể tích nước thuốc thử (6.2) tính bằng mililit đến 20 lần khối lượng tính bằng gam của mẫu sử dụng trong 9.4. Xem giải thích về tỷ lệ pha loãng trong Phụ lục (Ví dụ: 70 g mẫu = 1400 ml nước).
9.6 Lắc liên tục trong 18 giờ ± 0,25 giờ ở 21 °C ± 2 °C.
9.7 Mở bình chứa. Quan sát và ghi lại bất kỳ thay đổi vật lý trong mẫu và dung dịch ngâm chiết.
9.8 Để cho mẫu lắng trong 5 phút; sau đó tách phần lớn pha nước ra khỏi pha rắn bằng cách gạn, ly tâm hoặc lọc qua giấy lọc thô khi thích hợp. Sau đó lọc hút chân không hoặc áp lực chất lỏng thông qua cái lọc 0,45 μm. Nếu phương pháp phân tách dẫn đến thời gian lọc bị kéo dài, cái lọc 8 μm hoặc thiết bị khác có thể được sử dụng để lọc trước. Ghi lại mọi sai khác vào trong báo cáo.
9.9 Dịch lọc thu được trong 9.8 là dịch chiết được đề cập ở các nơi khác trong tiêu chuẩn này. Đo pH của dịch chiết ngay lập tức, sau đó bảo quản dịch chiết này một cách phù hợp với các quy trình phân tích hóa học hoặc xét nghiệm sinh học sẽ được thực hiện (ASTM D3370). Nếu không có sẵn pha lỏng đủ cho các phân tích, thì cần chỉ ra trong báo cáo và không tiếp tục thực hiện quy trình; hoặc cách khác, thực hiện quy trình chiết xuất trên các mẫu bổ sung của chất thải rắn để thu được đủ pha lỏng. Trường hợp xảy ra phân tách pha trong quá trình bảo quản dịch chiết, nên sử dụng các trộn mẫu thích hợp để đảm bảo tính đồng nhất của dịch chiết trước khi sử dụng cho phân tích hoặc thử nghiệm như vậy.
9.10 Phân tích dịch chiết cho các thành phần hoặc tính chất cụ thể, hoặc sử dụng dịch chiết cho các quy trình xét nghiệm sinh học như mong muốn bằng cách sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn thích hợp. Khi không có phương pháp tiêu chuẩn thích hợp, các phương pháp khác có thể được sử dụng và ghi lại trong báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?