Chiến sĩ tham gia diễn tập quốc phòng mà bị thương tật thì có được hưởng chế độ thương binh hay không?

Con trai tôi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thì bị ngã gãy chân trong buổi diễn tập quốc phòng. Con tôi có đủ điều kiện để được hưởng chế độ thương binh không? Hồ sơ thủ tục để con trai tôi được hưởng chế độ thương binh thực hiện như thế nào

Chiến sĩ tham gia diễn tập quốc phòng mà bị thương tật thì có được công nhận là thương binh hay không?

Chiến sĩ tham gia diễn tập quốc phòng mà bị thương tật thì có được công nhận là thương binh hay không? (Hình từ Internet)

Chiến sĩ tham gia diễn tập quốc phòng mà bị thương tật thì có được hưởng chế độ thương binh hay không?

Căn cứ Điều 34 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện để được công nhận là thương binh như sau:

"Điều 34. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh)
...
3. Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh được xác định như sau:
a) Nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập có tính chất nguy hiểm trong các trường hợp sau: bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; trong huấn luyện chiến đấu, diễn tập của lực lượng: không quân, hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển, đặc công, trinh sát đặc nhiệm, cảnh sát cơ động, đặc nhiệm.
b) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm khi: chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai; thực hiện nhiệm vụ của kiểm ngư, cảnh sát biển; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; rà phá, xử lý, tiêu hủy bom mìn, vật liệu nổ; nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, bảo quản, vận chuyển thuốc phóng, thuốc nổ, vũ khí, đạn dược; xây dựng công trình ngầm quốc phòng, an ninh.
..."

Như vậy trường hợp người trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm như: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai mà bị thương thì sẽ thuộc một trong các trường hợp được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chế độ thương binh.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương cho chiến sĩ?

Căn cứ Điều 36 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương như sau:

"Điều 36. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương
Cơ quan, đơn vị quản lý cá nhân tại thời điểm bị thương có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương như sau:
1. Người khi bị thương là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng do thủ trưởng trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên; người bị thương là người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và học viên cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ do thủ trưởng đơn vị trực thuộc ban trở lên.
..."

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương sẽ là cơ quan, đơn vị quản lý của binh sĩ tại thời điểm bị thương cấp.

Hồ sơ thủ tục để chiến sĩ bị thương tật được hưởng chế độ thương binh thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 39 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục để chiến sĩ được hưởng chế độ thương binh như sau:

"Điều 39. Hồ sơ, thủ tục công nhận thương binh
2. Đối với người khi bị thương không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người bị thương có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 37 Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 36 Nghị định này.
b) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy chứng nhận bị thương theo Mẫu số 35 Phụ lục I Nghị định này và chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người bị thương thường trú.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục 1 Nghị định này gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật.
d) Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định thương tật, gửi biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm:
Ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 59 Phụ lục I Nghị định này đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên hoặc ban hành quyết định trợ cấp thương tật một lần theo Mẫu số 61 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5% đến 20%. Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng là: cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên; mù hoàn toàn hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt thì được hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Pháp lệnh. Đồng thời cấp giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này.
..."

Như vậy, để chiến sĩ bị thương tật được hưởng chể độ thương bình thì cơ quan có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định để gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, tiến hành giám định thương tật cho thương binh để Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo quy định.

Thương binh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Con của thương binh có được cấp thẻ BHYT miễn phí?
Pháp luật
Thương binh đã mất liệu vợ có còn được hưởng chế độ ưu đãi BHYT nữa không? Thương binh mất thì thân nhân của thương binh sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi nào?
Pháp luật
Con của thương binh sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi nào? Con của thương binh có được cấp thẻ BHYT miễn phí hay không?
Pháp luật
Thương binh khi làm răng giả có được hưởng trợ cấp không? Mức hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với thương binh làm răng giả có quy định như thế nào?
Pháp luật
Thân nhân của thương binh có được hưởng những chế độ ưu đãi gì không khi trực tiếp chăm sóc cho thương binh?
Pháp luật
Lương thương binh 2 4 là bao nhiêu? Thương binh 2 4 bị mất bao nhiêu % sức lao động do thương tật?
Pháp luật
Có được miễn thuế đối với đất ở của thương binh hạng 3 tại địa bàn khó khăn không? Ai có thẩm quyền quyết định miễn giảm thuế đất ở cho thương binh hạng 3 tại địa bàn khó khăn?
Pháp luật
Lập hồ sơ và cấp giấy chứng nhận bị thương đề nghị xác nhận thương binh thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Pháp luật
Mức trợ cấp thương binh mới nhất 2024 thế nào? Trợ cấp ưu đãi đối với thương binh từ 1 7 2024 tăng lên bao nhiêu?
Pháp luật
Thủ tục giải quyết chế độ đối với thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người được công nhận thương binh có được miễn, giảm tiền sử dụng đất hay không? Điều kiện để cá nhân được công nhận thương binh bao gồm những điều kiện nào theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương binh
2,104 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương binh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thương binh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào