Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có bắt buộc phải có trình độ đại học Công an không?

Xin cho hỏi là Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có bắt buộc phải có trình độ đại học Công an không? Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có quyền hạn và nhiệm vụ gì? - Câu hỏi của anh Hưng (TP. HCM).

Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có bắt buộc phải có trình độ đại học Công an không?

giao thông đường sắt

Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định như sau:

Yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt
1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt phải có trình độ từ trung cấp Công an hoặc tương đương trở lên; nắm vững và thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường sắt, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, các quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt thuộc phạm vi địa bàn, tuyến đường được phân công phụ trách và kế hoạch công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệnh Công an nhân dân.

Như vậy, Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt không bắt buộc phải có trình độ đại học Công an mà có thể từ trình độ trung cấp hoặc cao đẳng Công an hoặc tương đương trở lên.

Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có quyền hạn gì?

Theo Điều 5 Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có quyền hạn sau đây:

- Kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ khác có liên quan của người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt, về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.

- Được huy động phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật; yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông đường sắt hoặc các trường hợp gây mất trật tự, an toàn giao thông đường sắt nghiêm trọng.

- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

- Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

- Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt?

Theo Điều 4 Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định Chiến sĩ Công an làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có nhiệm vụ:

(1) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực ga, bao gồm:

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và an toàn cho hành khách, hàng hóa; việc tổ chức, bố trí và cơ chế hoạt động của lực lượng làm công tác bảo vệ, bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực ga;

- Việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, trật tự; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt của các tổ chức, cá nhân trong khu vực ga;

- Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm các công trình, thiết bị đường sắt trong khu vực ga.

(2) Điều tra cơ bản toàn diện về tình hình và công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn quản lý.

(3) Đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên phương tiện, tuyến giao thông đường sắt; giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.

(4) Phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ; về vận chuyển vật liệu nổ và các hàng nguy hiểm khác trên phương tiện giao thông đường sắt.

(5) Phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an và các lực lượng khác có liên quan bảo đảm an ninh, an toàn cho các đoàn tàu chở lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế, tàu chở hàng đặc biệt.

(6) Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật công trình và thiết bị đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, về điều kiện và trách nhiệm của nhân viên đường sắt.

(7) Báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị với các cơ quan, đơn vị liên quan có biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Công an.

Xử lý vi phạm hành chính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Xử lý vi phạm hành chính
Giao thông đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trưởng đoàn kiểm tra xử lý vi phạm hành chính ủy quyền cho phó trưởng đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của mình được không?
Pháp luật
Doanh nghiệp không có biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách tại những ga có ke ga chưa nâng cấp bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Pháp luật
Thời hiệu và thời hạn xử lý vi phạm hành chính được xác định như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Ai có quyền xác định ranh giới đất dành cho đường sắt? Hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt gồm những loại hồ sơ gì?
Pháp luật
Có được đi vào đường ray xe lửa để chụp ảnh hay không? Người có hành vi đi vào đường ray xe lửa để chụp ảnh có thể bị xử phạt đến 500 nghìn đồng?
Pháp luật
Tàu hỏa khi tham gia giao thông đường sắt cần những loại giấy tờ nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
Pháp luật
Vé hành khách theo hình thức vé cứng của tàu trên đường sắt quốc gia thì phải đảm bảo các điều kiện gì để hợp lệ?
Pháp luật
Người mua vé hành khách theo hình thức vé điện tử của tàu trên đường sắt quốc gia phải cung cấp những thông tin gì?
Pháp luật
Đường ngang chuyên dùng là gì? Chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng trên đường sắt có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xử lý vi phạm hành chính
974 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý vi phạm hành chính Giao thông đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý vi phạm hành chính Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào