Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì? Doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì để có thể chia doanh nghiệp?
Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
1. Hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Hai hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất với nhau thành một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
3. Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia các tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia.
4. Tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Theo quy định vừa nêu thì chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là việc một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia các tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có để thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia.
Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì? (Hình từ Internet)
Để chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về điều kiện để chia doanh nghiệp như sau:
Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Các doanh nghiệp mới hình thành sau khi chia, tách phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
Như vậy, để chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì cần đáp ứng những điều kiện như:
(1) Phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
(2) Các doanh nghiệp mới hình thành sau khi chia doanh nghiệp phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định 23/2022/NĐ-CP.
(3) Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
Việc ra quyết định chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định chia doanh nghiệp như sau:
Thẩm quyền ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp
1. Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do cùng một cá nhân hoặc cơ quan quyết định thành lập hoặc được giao quản lý (sau đây gọi là cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập), cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập doanh nghiệp ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp.
2. Đối với trường hợp sáp nhập các doanh nghiệp do cá nhân hoặc các cơ quan khác nhau quyết định thành lập thì cá nhân hoặc cơ quan quyết định thành lập công ty nhận sáp nhập ra quyết định sáp nhập trên cơ sở ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập công ty bị sáp nhập. Đối với trường hợp công ty nhận sáp nhập hoặc bị sáp nhập là doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định sáp nhập.
3. Đối với trường hợp hợp nhất các doanh nghiệp do cá nhân hoặc cơ quan khác nhau quyết định thành lập, cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu công ty hợp nhất ra quyết định hợp nhất. Đối với trường hợp hợp nhất doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hợp nhất.
Từ quy định trên thì thẩm quyền ra quyết định chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc về cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?