Chỉ tiêu phân loại đất mặn ở vùng đồng bằng ven biển để trồng lúa theo Tiêu chuẩn 9167 mới nhất?

Để thuận tiện trong việc rửa đất mặn, các loại đất ghi trong Bảng 1 được sắp xếp thành mấy loại? Chỉ tiêu phân loại đất mặn ở vùng đồng bằng ven biển để trồng lúa theo Tiêu chuẩn 9167 mới nhất? Thắc mắc đến từ bạn G.H ở Bình Dương.

Chỉ tiêu phân loại đất mặn ở vùng đồng bằng ven biển để trồng lúa theo Tiêu chuẩn 9167 mới nhất?

Chỉ tiêu phân loại đất mặn ở vùng đồng bằng ven biển để trồng lúa theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9167:2012 quy định như sau:

Phân loại đất theo bản đồ nông hóa

Chú thích:

Các ký hiệu trong Bảng 1:

- TSMT: Tổng số muối tan

- TLĐK: Trọng lượng đất khô

- PHkcl: Độ chua trao đổi

Để thuận tiện trong việc rửa đất mặn, các loại đất ghi trong Bảng 1 được sắp xếp thành mấy loại?

Để thuận tiện trong việc rửa đất mặn, các loại đất ghi trong Bảng 1 được sắp xếp theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9167:2012 quy định như sau:

Để thuận tiện trong việc rửa đất mặn, các loại đất ghi trong Bảng 1 được sắp xếp thành 2 loại: đất mặn nhiều và đất mặn trung bình.

(1) Đất mặn nhiều bao gồm:

- Đất rất mặn;

- Đất rất mặn chua;

- Đất rất chua ít mặn.

(2) Đất mặn trung bình bao gồm:

- Đất mặn;

- Đất mặn chua;

- Đất chua ít mặn.

Phân loại đất mặn ở vùng đồng bằng ven biển để trồng lúa

Phân loại đất mặn ở vùng đồng bằng ven biển để trồng lúa

(Hình từ Internet)

Chất lượng nước dùng để rửa đất mặn ở vùng đồng bằng ven biển để trồng lúa được quy định như thế nào? Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn rửa mặn?

Chất lượng nước dùng để rửa đất mặn ở vùng đồng bằng ven biển để trồng lúa theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9167:2012 quy định như sau:

Độ mặn của nước dùng để rửa mặn phải đạt dưới 1 g trong 1 L nước. Đối với vùng đất mặn nhiều, khan hiếm nguồn nước hoặc nước ở cuối hệ thống thủy lợi bị nhiễm mặn thì nồng độ mặn của nước rửa cho phép dưới 1,5 g trong 1 L; có thể tăng lượng nước rửa và số lần rửa.

Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn rửa mặn theo Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9167:2012 cụ thể:

1) Tổ chức thực hiện

Căn cứ vào hiện trạng đất đai, nguồn nước, biện pháp tưới tiêu.v.v… các cơ quan quản lý và khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập và điều hành kế hoạch tưới tiêu (trong đó có yêu cầu rửa mặn) theo từng vụ phù hợp lịch trình sản xuất của từng khu vực dùng nước khép kín. Kế hoạch này phải gửi đến các cơ sở sản xuất trước thời vụ.

Đơn vị sản xuất là các đơn vị dùng nước như: xã, hợp tác xã… phối hợp với các cơ quan quản lý nước hướng dẫn đội thủy nông và các hộ nông dân thực hiện tiêu chuẩn rửa mặn và tưới tiêu theo kế hoạch chung của vùng, kiến nghị những điểm phát sinh và hướng dẫn biện pháp khắc phục.

2) Thực hiện tiêu chuẩn rửa mặn đồng bộ với quy trình sản xuất trên đồng ruộng

Tất cả các công việc: làm đất, tưới tiêu nước, gieo cấy, làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.v.v… phải tạo thành một quy trình sản xuất khép kín trên đồng ruộng; phải bố trí một cách hợp lý việc thực hiện tiêu chuẩn rửa mặn vào lịch trình sản xuất; không làm ảnh hưởng đến thời vụ, thời gian chồng chéo, hạn chế tác dụng của các khâu khác.

Ví dụ cụ thể: Rửa mặn cho đất mặn nhiều, vụ Chiêm xuân

+ Tổng mức rửa: 4000 m3/ha

+ Số lần rửa: 5 lần

+ Kỹ thuật làm đất: Phơi ải

Trình tự thực hiện như sau:

- Rửa lần 1: Ngả ải, sau khi cày bừa vỡ, đưa nước vào ruộng đạt mức 15 cm, ngâm từ 3 đến 5 ngày đêm rồi tháo bỏ hết nước cũ, đưa nước mới vào dưỡng ruộng. Bón lót phân chuồng, cày bừa kỹ, bón đạm lân và gieo cấy.

- Rửa lần 2: Sau khi cấy 10 đến 15 ngày (thời kỳ lúa bén chân). Làm cỏ, sục bùn đợt 1, sau đó lấy nước đạt bình quân 7 cm, ngâm từ 3 đến 5 ngày đêm, tháo hết nước cũ ra, lấy nước mới vào dưỡng lúa, bón thúc đợt 1.

- Rửa lần 3: Sau rửa lần 2 từ 10 đến 15 ngày là thời kỳ đầu đẻ nhánh, làm cỏ sục bùn đợt 2, lấy nước vào ruộng đạt bình quân 6 cm, ngâm từ 3 đến 5 ngày đêm, tháo nước cũ, lấy nước mới vào dưỡng lúa, bón thúc đợt 2.

- Rửa lần 4: Sau rửa lần 3 từ 10 đến 15 ngày là thời kỳ đầu đẻ rộ, làm cỏ sục bùn đợt 3, lấy nước bình quân vào ruộng đạt mức bình quân 6 cm, ngâm từ 3 đến 5 ngày đêm, tháo hết nước cũ, lấy nước mới vào dưỡng lúa.

- Rửa lần 5: Thay nước sau lần rửa 4, là thời kỳ lúa đứng cái, lấy nước vào ruộng đạt bình quân 6 cm, ngâm từ 3 đến 5 ngày đêm, tháo hết nước cũ, lấy nước mới vào dưỡng lúa, bón đón dòng.

Phun thuốc trừ sâu vào sau các lần rửa.

3) Rửa mặn trong vụ mùa

Vụ mùa thường mưa bão bất thường, hay gây lũ lụt; vì vậy kế hoạch phải hết sức linh hoạt theo thời tiết, tranh thủ lấy nước phù sa vào các lần rửa; phải tận dụng nước mưa để dã mặn, ép mặn. Việc ngâm nước mưa để ngâm ruộng phải theo quy định sau:

- Ở thời kỳ lúa bén chân có thể cho phép ngập một nửa cây lúa không quá 5 ngày đêm.

- Ở thời kỳ đẻ nhánh và đứng cái có thể cho phép ngậm một nửa cây lúa không quá 4 ngày đêm.

4) Tưới dưỡng lúa

Ngoài thời gian thực hiện rửa mặn, việc tưới dưỡng lúa có tác dụng hạn chế độ tái nhiễm của đất đai. Các công thức tưới được áp dụng cụ thể là:

a) Đối với nhóm lúa cây lúa thấp:

- Giai đoạn từ cấy đến đẻ nhánh: tưới nông 3 cm đến 6 cm

- Tưới sâu hãm đẻ 10 cm đến 15 cm trong 5 - 7 ngày - đêm

- Từ đứng cái đến chắc xanh: tưới vừa từ 6 cm đến 9 cm

b) Đối với nhóm lúa cây cao:

- Giai đoạn từ cấy đến cuối đẻ nhánh: tưới vừa từ 6 cm đến 9 cm

- Tưới sâu hãm đẻ 15 cm đến 20 cm trong 5 đến 7 ngày đêm. Từ đứng cái đến chắc xanh: tưới vừa từ 6 cm đến 9 cm.

5) Tiêu, tháo nước rửa

Nước rửa được tiêu theo 2 hướng: Một phần tiêu ngầm ra mương tiêu và một phần tiêu ngang trên mặt ruộng.

- Tiêu ngầm:

Trong thời gian ngâm ruộng mương tiêu phải được rút cạn thường xuyên nếu tiêu bằng máy bơm và rút cạn gián đoạn theo chân triều nếu tiêu bằng tự chảy. Ngoài thời gian tiêu nước rửa, phải tiếp tục rút nước tiêu khi điều kiện cho phép.

- Tiêu mặt:

Nếu không ảnh hưởng đến lịch trình sản xuất và mương tiêu còn rút được nước thì thời gian ngâm ruộng theo giới hạn trên. Nếu mương tiêu không rút được nước hoặc rút không triệt để thì thời gian ngâm ruộng phải thực hiện ở giới hạn dưới.

Ví dụ: Số ngày ngâm ruộng là 3 đến 5 ngày đêm thì:

- 3 ngày đêm là giới hạn dưới;

- 5 ngày đêm là giới hạn trên;

6) Chất lượng nước dùng để rửa

Nhìn chung độ mặn của nước rửa phải dưới 1 gam trong 1 lít nước, riêng đối với vùng đất mặn nhiều, nguồn nước khan hiếm, hoặc cuối hệ thống thủy lợi bị nhiễm mặn thì độ mặn của nước cho phép có thể được 1,5 gam trong 1 lít nước, nhưng mức rửa nên tăng lên tương ứng. Độ đo của nước được đo bằng phương pháp phân giải Nitơrat bạc với máy đo độ mặn hiện trường hoặc thí nghiệm trong phòng.

7) Bón vôi bột

Đối với đất có độ chua PHkcl nhỏ hơn 4,5 thì khi cầy bừa vỡ phải bón vôi bột, lượng vôi bón từ 10 kg đến 15 kg trên sào Bắc bộ (360 m2).

8) Kiểm tra đánh giá đất đai

Hàng năm khi kết thúc sản xuất vụ Mùa, cần kiểm tra đánh giá lại đất đai để vận dụng tiêu chuẩn rửa đất mặn tiếp theo cho phù hợp.

Phương án kiểm tra

- Kiểm tra trực tiếp trên đồng ruộng bằng máy đo hiện trường theo 2 chỉ tiêu: độ mặn và độ pH. Các điểm đo phải mang tính đại diện, đo trực tiếp ở nước ngầm trong ruộng hoặc rút dung dịch từ đất.

- Nơi nào không có máy đo thì dùng phương pháp quan trắc định tính: nhận xét quá trình sinh trưởng và năng suất từ 2 vụ Chiêm và Mùa liên tiếp, kết hợp với màu sắc, cấu tượng của đất đai.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong công trình thủy lợi gồm những gì? Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8412:2020 quy định tài liệu cơ bản lập quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi?
Pháp luật
Khi tính toán kết cấu theo độ tin cậy của công trình thủy lợi phải bảo đảm những yêu cầu chung gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10396:2015 đưa ra yêu cầu chung về kỹ thuật trong thiết kế đập hỗn hợp đất đá của công trình thủy lợi như thế nào?
Pháp luật
Dẫn dòng thi công công trình thủy lợi là gì? Thiết kế dẫn dòng thi công phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
415 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào