Chỉ tiêu an toàn nợ công là gì? Chỉ tiêu an toàn nợ công gồm các chỉ tiêu nào? Chỉ tiêu an toàn nợ công được xây dựng dựa trên các căn cứ nào?

Chỉ tiêu an toàn nợ công là gì? Chỉ tiêu an toàn nợ công gồm các chỉ tiêu nào? Chỉ tiêu an toàn nợ công được xây dựng dựa trên các căn cứ nào? - Câu hỏi của anh Hoàng Phương đến từ Thành phố Hồ Chí Minh

Chỉ tiêu an toàn nợ công là gì? Chỉ tiêu an toàn nợ công gồm các chỉ tiêu nào?

Căn cứ vào Điều 21 Luật Quản lý nợ công 2017 thì chỉ tiêu an toàn nợ công là hệ thống chỉ tiêu quy định mức trần và ngưỡng cảnh báo về nợ công do Quốc hội quyết định.

Bên cạnh đó, Điều 4 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định:

Chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Quản lý nợ công, gồm:
a) Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;
b) Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;
c) Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;
d) Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
2. Trần nợ công và ngưỡng cảnh báo về nợ công:
a) Trần nợ công là tỷ lệ phần trăm tối đa của chỉ tiêu an toàn nợ công quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Ngưỡng cảnh báo về nợ công là mức tỷ lệ giới hạn của chỉ tiêu an toàn nợ công sát dưới trần nợ công đòi hỏi có giải pháp để bảo đảm kiểm soát các chỉ tiêu này trong mức trần đã được Quốc hội quyết định.

Chỉ tiêu an toàn nợ công bao gồm:

- Nợ công so với tổng sản phẩm quốc nội;

- Nợ của Chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội;

- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không bao gồm cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm;

- Nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội;

- Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Chỉ tiêu an toàn nợ công là gì?

Chỉ tiêu an toàn nợ công là gì? (Hình từ Internet)

Chỉ tiêu an toàn nợ công được xây dựng dựa trên các căn cứ nào?

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:

Căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Định hướng về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm.
2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công giai đoạn 05 năm trước.
3. Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ tiết kiệm nội bộ của nền kinh tế.
4. Các cân đối về thu, chi, bội chi ngân sách nhà nước, cân đối giữa nhu cầu huy động vốn vay và khả năng trả nợ; cân đối ngoại tệ; nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội và các cân đối kinh tế vĩ mô khác.
5. Tình hình, khả năng huy động vốn trong nước, nước ngoài.
6. Kinh nghiệm và thông lệ quốc tế trong xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công.

Như vậy, chỉ tiêu an toàn nợ công được xây dựng dựa trên các căn cứ nêu trên.

Bên cạnh đó, Điều 6 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về việc xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công như sau:

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác định mức trần và ngưỡng cảnh báo đối với chỉ tiêu an toàn nợ công, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét quyết định trong kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt đến ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công thì sao?

Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công báo cáo Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm để báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước hằng năm.
2. Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt đến ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện hoặc báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các biện pháp để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt trần nợ công được Quốc hội quyết định, bao gồm:
a) Giảm mức vay về cho vay lại đối với ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ;
b) Giảm hạn mức bảo lãnh Chính phủ;
c) Giảm mức vay của chính quyền địa phương;
d) Giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm mức vay nợ của Chính phủ.
3. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp tại khoản 2 Điều này mà chỉ tiêu an toàn nợ công vượt giới hạn trần đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định các biện pháp và lộ trình điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm hoặc điều chỉnh mức trần chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Khi chỉ tiêu an toàn nợ công đạt đến ngưỡng cảnh báo về an toàn nợ công, Bộ Tài chính trình Chính phủ thực hiện hoặc báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội các biện pháp để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công không vượt trần nợ công được Quốc hội quyết định, bao gồm:

- Giảm mức vay về cho vay lại đối với ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ;

- Giảm hạn mức bảo lãnh Chính phủ;

- Giảm mức vay của chính quyền địa phương;

- Giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm mức vay nợ của Chính phủ.

Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên mà chỉ tiêu an toàn nợ công vượt giới hạn trần đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định các biện pháp và lộ trình điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm hoặc điều chỉnh mức trần chỉ tiêu an toàn nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công 2017.

Chỉ tiêu an toàn nợ công
Nợ công TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NỢ CÔNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nợ công bao gồm những khoản nợ nào?
Pháp luật
Nợ công là gì? Ai có trách nhiệm báo cáo thông tin về nợ công? Công bố thông tin về nợ công ở đâu? Người dân có quyền biết thông tin về nợ công không?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm kiểm toán nợ công? Việc công bố thông tin về nợ công được thực hiện theo những hình thức nào?
Pháp luật
Nợ công được quản lý dựa trên nguyên tắc nào? Nhà nước thực hiện quản lý rủi ro đối với nợ công như thế nào?
Pháp luật
Ai có quyền quyết định, điều chỉnh kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm? Kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Chỉ tiêu an toàn nợ công có bao gồm nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm quốc nội hay không?
Pháp luật
Báo cáo thông tin về nợ công gồm những nội dung gì, được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Những yếu tố nào của nợ công được công bố?
Pháp luật
Trong giai đoạn 2022-2024, dự kiến tổng mức vay nợ công của Chính phủ tối đa khoảng 2.044 nghìn tỷ đồng?
Pháp luật
Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022: Chính phủ dự kiến vay tối đa 673.546 tỷ đồng? Các nguồn vay đến từ đâu?
Pháp luật
Nợ công được phân loại như thế nào? Hạn mức bảo lãnh của Chính phủ trong việc vay và trả nợ công là bao nhiêu?
Pháp luật
Chỉ tiêu an toàn nợ công là gì? Chỉ tiêu an toàn nợ công gồm các chỉ tiêu nào? Chỉ tiêu an toàn nợ công được xây dựng dựa trên các căn cứ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chỉ tiêu an toàn nợ công
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
4,368 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chỉ tiêu an toàn nợ công Nợ công

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chỉ tiêu an toàn nợ công Xem toàn bộ văn bản về Nợ công

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào