Chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI là gì? Đo độ bằng phẳng của mặt đường ô tô theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI bằng phương pháp nào?
Chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI là gì?
Chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI được quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8865:2011 về Mặt đường ô tô - Phương pháp đo và đánh giá xác định độ bằng phẳng theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
3.1 Độ gồ ghề mặt đường (Roughness)
Độ gồ ghề của mặt đường là độ lệch của mặt đường so với mặt phẳng chuẩn; độ lệch này được thể hiện bằng kích thước đặc trưng ảnh hưởng đến đặc tính động lực của xe, đến chất lượng xe chạy.
3.2 Chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI (International Roughness Index)
Chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI là chỉ số được tính trên cơ sở số đo mặt cắt dọc của đường, bằng cách sử dụng mô phỏng “một phần tư xe” với tốc độ mô phỏng chạy xe 80 km/h.
3.3 Độ bằng phẳng mặt đường theo IRI (Roughness by International Roughness Index)
Độ bằng phẳng mặt đường được biểu thị theo IRI. Đơn vị của IRI thường sử dụng là m/km và có giá trị từ 0 (m/km) đến 20 (m/km). Mặt đường càng kém bằng phẳng, IRI càng lớn.
Như vậy, theo quy định, chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI là chỉ số được tính trên cơ sở số đo mặt cắt dọc của đường, bằng cách sử dụng mô phỏng “một phần tư xe” với tốc độ mô phỏng chạy xe 80 km/h.
Chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI là gì? (Hình từ Internet)
Đo độ bằng phẳng của mặt đường ô tô theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI bằng phương pháp nào?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8865:2011 về Mặt đường ô tô - Phương pháp đo và đánh giá xác định độ bằng phẳng theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI quy định thì có 2 phương pháp đo độ bằng phẳng của mặt đường ô tô theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI, cụ thể:
(1) Phương pháp đo gián tiếp: là phương pháp đo không đưa ra trực tiếp giá trị IRI của toàn bộ tuyến đường.
Việc xác định độ bằng phẳng IRI được xác định gián tiếp thông qua phương trình thực nghiệm được thiết lập trên cơ sở quan hệ giữa giá trị IRI và giá trị độ xóc đo được trên các đoạn đường ngắn chọn trước gọi là các đoạn định chuẩn.
(2) Phương pháp đo trực tiếp: là phương pháp đo đưa ra trực tiếp giá trị IRI của toàn bộ tuyến đường thí nghiệm.
Do tốc độ đo nhanh và cơ động nên phương pháp này thích hợp với việc đo độ bẳn g phẳng theo IRI trên đường cấp cao.
Thiết bị, dụng cụ dùng để đo độ bằng phẳng của mặt đường ô tô theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI gồm những gì?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8865:2011 về Mặt đường ô tô - Phương pháp đo và đánh giá xác định độ bằng phẳng theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI quy định, thiết bị, dụng cụ dùng để đo độ bằng phẳng của mặt đường ô tô theo chỉ số độ gồ ghề quốc tế IRI bao gồm:
(1) Phương pháp đo gián tiếp:
- Thiết bị đo mặt cắt dọc chuyên dụng: thường dùng để xác định IRI trên các đoạn đường định chuẩn. Các thiết bị này phải có đủ các tính năng kỹ thuật sau:
+ Đo được cao độ mặt cắt dọc của mặt đường một cách tuần tự, liên tục với khoảng cách bước đo không đổi 254 mm hoặc 300 mm tùy thuộc từng loại thiết bị đo;
+ Độ chính xác của phép đo cao độ phải nhỏ hơn hoặc bằng ±0,5 mm;
+ Có bộ vi xử lý kèm theo phần mềm chuyên dụng để thu thập, lưu trữ và xử lý số liệu đo.
Trên cơ sở số liệu mặt cắt dọc mặt đường đã đo, giá trị IRI sẽ được tự động tính toán và hiển thị thông qua phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị đo.
- Thiết bị đo xóc kiểu phản ứng: dùng để xác định độ bằng phẳng mặt đường trên toàn tuyến thông qua giá trị độ xóc. Thiết bị này thường được lắp trên xe ô tô con, có các tính năng kỹ thuật sau:
+ Có khả năng đo được độ dịch chuyển tương đối giữa sàn xe và trục xe (độ xóc) khi xe chạy trên đường.
+ Kết quả đo được thể hiện qua trị số độ xóc cộng dồn trên các khoảng chiều dài không đổi định truớc (thông thường từ 50 m đến 1000 m) và được lưu trữ trên băng giấy hay các tệp tin trên máy tính xách tay kèm theo.
+ Tuỳ thuộc vào loại thiết bị mà kết quả đo được thể hiện qua đơn vị sau: m/km, mm/km, mm/m hoặc số/km.
(2) Phương pháp đo trực tiếp:
- Bộ phận đo gia tốc chuyển dịch thẳng đứng:
+ Có khả năng thu nhận và xử lý được các số liệu gia tốc chuyển dịch thẳng đứng biến thiên một cách liên tục, tuần tự với khoảng cách bước đo không đổi 254 mm hoặc 300 mm tùy thuộc vào loại thiết bị.
+ Có khả năng kiểm tra, hiệu chính thông qua phần mềm điều khiển thiết bị.
+ Sai số của phép đo phải nhỏ hơn 0.01g (g: gia tốc trọng trường).
- Bộ phận đo cao độ bề mặt mặt đường: hoạt động theo nguyên lý “không tiếp xúc” bằng tia la -de, sóng siêu âm hoặc hệ quang học nhằm xác định chiều cao từ thiết bị đo gắn trên thân xe đến bề mặt mặt đường khi xe chạy.
Bộ phận đo cao độ phải có các tính năng kỹ thuật sau:
+ Có khả năng thu nhận và xử lý số liệu đo cao độ liên tục, tuần tự theo suốt dọc hành trình khảo sát với khoảng cách bước đo không đổi 254 mm hoặc 300 mm.
+ Có khả năng kiểm tra, hiệu chỉnh thông qua phần mềm điều khiển thiết bị.
+ Có khả năng đo được độ dịch chuyển theo chiều thẳng đứng ³100 mm.
+ Sai số của phép đo: phải nằm trong giới hạn ±0,5 mm.
- Bộ phận đo chiều dài: phải đảm bảo các tính năng kỹ thuật sau:
+ Có khả năng đo và hiển thị được liên tục chiều dài cộng dồn khi xe chạy.
+ Độ chính xác của phép đo chiều dài: nằm trong giới hạn ±0,1%.
- Máy tính xách tay: loại có cấu hình đủ mạnh để truy nhập, xử lý liên tục các tín hiệu đo theo thuật toán đã được lập trình và lưu trữ các số liệu đo trong ổ đĩa cứng. Phần mềm chuyên dụng phải có các chức năng cơ bản sau:
+ Có khả năng hiệu chỉnh chiều dài thông qua phần mềm của thiết bị.
+ Hiển thị được vận tốc chạy xe và chiều dài chạy xe trong quá trình đo.
+ Quản lý và định chuẩn các bộ phận đo của hệ thống thiết bị.
+ Thu nhận và xử lý các tín hiệu đo một cách tuần tự, liên tục trong suốt quá trình đo.
+ Ghi lại các số liệu về gia tốc chuyển dịch thẳng đứng của thân xe, cao độ bề mặt mặt đường, chiều dài cộng dồn của hành trình xe đo, vận tốc của xe đo.
+ Tính toán và hiển thị kết quả đo trị số IRI theo từng làn xe với chiều dài đoạn không đổi tuỳ chọn (thông thường từ 50 m đến 1000 m).
+ Cho phép người điều khiển đưa vào các sự kiện trên dọc tuyến khảo sát như: vị trí cột ki lô mét, vị trí đầu cuối cầu, vị trí hư hỏng...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?