Chi phí khám sức khỏe của người trực tiếp chế biến, sản xuất thực phẩm sẽ do người lao động hay người sử dụng lao động chi trả?
Pháp luật quy định về sức khỏe của người trực tiếp sản xuất chế biến thực phẩm?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 67/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định những điều mà cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện như sau:
"Điều 5. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
1. Tuân thủ các quy định tại Điều 28, 29 và Điều 30 Luật an toàn thực phẩm và các yêu cầu cụ thể sau:
a) Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
2. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.”
Như vậy, nếu như người lao động trực tiếp sản xuất thực phẩm thì phải được khám các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp để đảm bảo an toàn trong quá trình chế biến, sản xuất thực phẩm vì các bệnh này có khả năng lây nhiễm qua quá trình chế biến.
Chi phí khám sức khỏe của người trực tiếp chế biến, sản xuất thực phẩm sẽ do người lao động hay người sử dụng lao động chi trả?
Trường hợp nếu người lao động xin việc vào vị trí trực tiếp chế biến, sản xuất thực phẩm thì chi phí khám sức khỏe lần đầu khi vào nhận việc hiện không có văn bản quy định ai phải chịu khoản chi phí này mà là do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động khám thêm để đảm bảo điều kiện làm việc thì về phía người sử dụng lao động nếu không thỏa thuận được thì phải chịu chi phí phát sinh này.
Trường hợp khám sức khỏe (KSK) định kỳ hằng năm thì chi phí này sẽ do người sử dụng lao động chịu Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
"Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ."
Chi phí khám sức khỏe cho người lao động sẽ được đưa vào chi phí hợp lý của công ty. Vì đây là trách nhiệm của công ty, nếu không thực hiện tổ chức khám định kỳ cho người lao động thì công ty sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
"Điều 22. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động."
Khám sức khỏe của người trực tiếp chế biến, sản xuất thực phẩm
Giấy khám sức khỏe của người lao động có thời hạn sử dụng trong bao lâu?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về cấp Giấy khám sức khỏe như sau:
Điều 8. Cấp Giấy khám sức khỏe
1. Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:
a) Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;
b) Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
2. Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ:
a) Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;
b) Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
3. Giá trị sử dụng của Giấy KSK, kết quả KSK định kỳ:
a) Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với KSK cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy KSK theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
b) Kết quả KSK định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp người được KSK có xét nghiệm HIV dương tính thì việc thông báo kết quả xét nghiệm này phải theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS."
Theo đó căn cứ vào quy định pháp luật vừa nêu trên thì trường hợp khám định kỳ thì Giấy khám sức khỏe định kỳ có thời hạn trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe của tổ chức KSK.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?