Chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình tham gia hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu bao gồm những gì?
- Chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu bao gồm những gì?
- Mức thu để chi cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án được xác định như thế nào?
- Các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án không thỏa thuận được về việc nộp chi phí thì phải giải quyết thế nào?
Chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu bao gồm những gì?
Chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu bao gồm những gì cần căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm:
a) Chi thù lao cho Hòa giải viên, chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải (chi văn phòng phẩm, nước uống, cước phí bưu chính, viễn thông phục vụ trực tiếp việc hòa giải);
b) Các chi phí quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Đối với vụ việc hòa giải, đối thoại còn lại, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:
a) Chi phí khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên; chi phí thuê địa điểm và chi phí khác trực tiếp phục vụ việc hòa giải, đối thoại theo thực tế phát sinh;
...
Theo quy định trên, chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình khi thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án thì bao gồm:
- Chi phí đi lại.
- Phụ cấp lưu trú.
- Thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên.
- Chi phí thuê địa điểm.
- Chi phí khác trực tiếp phục vụ việc hòa giải, đối thoại theo thực tế phát sinh.
Chi phí cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu bao gồm những gì?(Hình từ Internet)
Mức thu để chi cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án được xác định như thế nào?
Mức thu để chi cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án được xác định theo quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Mức thu cho việc chi thù lao của Hòa giải viên và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch tại Tòa án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định này là 2.000.000 đồng/01 vụ việc.
2. Mức thu để chi các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này xác định như sau:
a) Đối với các khoản chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định: Mức thu căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Đối với các khoản chi khác: Mức thu căn cứ theo thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2021/NĐ-CP có quy định về chi phí khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án.
Như vậy, mức thu để chi cụ thể mà các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án phải chịu được xác định như sau:
+ Mức thu căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cơ qua nhà nước có thẩm quyền quy định.
+ Mức thu căn cứ theo thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án không thỏa thuận được về việc nộp chi phí thì phải giải quyết thế nào?
Các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án không thỏa thuận được về việc nộp chi phí thì phải giải quyết theo quy định tại Điều 5 Nghị định 16/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Nghĩa vụ nộp chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án có nghĩa vụ nộp chi phí quy định tại Điều 3 Nghị định này theo tỷ lệ do các bên thỏa thuận.
2. Trường hợp không thỏa thuận được thì các bên có nghĩa vụ nộp chi phí quy định tại Điều 3 Nghị định này với tỷ lệ như nhau.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 3 Nghị định 16/2021/NĐ-CP có quy định về chi phí khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án là một trong những chi phí mà các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu.
Như vậy, các bên tranh chấp về hôn nhân gia đình lựa chọn hòa giải ngoài trụ sở Tòa án không thỏa thuận được về việc nộp chi phí thì nghĩa vụ nộp chi phí đươc chia đều với tỷ lệ như nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?