Chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng thương mại thực hiện những hoạt động nào theo quy định?
- Chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng thương mại thực hiện những hoạt động nào?
- Chi nhánh ngân hàng thương mại không bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tháng thì được quản lý phòng giao dịch?
- Ai có thẩm quyền chấp thuận thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng thương mại?
Chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng thương mại thực hiện những hoạt động nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Phòng giao dịch là loại hình chi nhánh, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo số, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý. Phòng giao dịch không được thực hiện:
a) Phê duyệt, quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá hai (02) tỷ đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương, trừ trường hợp khoản cấp tín dụng được đảm bảo toàn bộ bằng tiền, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính ngân hàng thương mại phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước;
b) Cung cấp dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế.
4. Chi nhánh quản lý phòng giao dịch là chi nhánh được giao thực hiện một số nội dung quản lý đối với phòng giao dịch trên địa bàn cùng một tỉnh, thành phố theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại và phù hợp với quy định của Thông tư này.
5. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền của ngân hàng thương mại. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh.
...
Như vậy, chi nhánh quản lý phòng giao dịch thực hiện một số nội dung quản lý đối với phòng giao dịch trên địa bàn cùng một tỉnh, thành phố theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại và phù hợp với quy định của Thông tư 32/2024/TT-NHNN.
Chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng thương mại thực hiện những hoạt động nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Chi nhánh ngân hàng thương mại không bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tháng thì được quản lý phòng giao dịch?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều kiện thành lập phòng giao dịch
Để được thành lập phòng giao dịch, ngân hàng thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, m khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
2. Trường hợp đề nghị thành lập phòng giao dịch ở địa bàn không phải vùng nông thôn, ngân hàng thương mại phải được xếp hạng A, B theo kết quả xếp hạng do Ngân hàng Nhà nước thông báo gần nhất tại thời điểm đề nghị và tại thời điểm chấp thuận (trừ trường hợp không thuộc đối tượng xếp hạng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
3. Chi nhánh dự kiến quản lý phòng giao dịch phải đáp ứng các điều kiện:
a) Có thời gian hoạt động tối thiểu 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị;
b) Có tỷ lệ nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại tài sản có tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước liền kề năm đề nghị và tại ngày cuối cùng của tháng liền kề trước thời điểm đề nghị không vượt quá 3% hoặc một tỷ lệ khác theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
c) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bằng hình thức phạt tiền trong thời hạn 12 tháng trở về trước tính từ thời điểm đề nghị;
d) Có chênh lệch thu chi của năm trước liền kề năm đề nghị dương.
4. Đáp ứng yêu cầu về số lượng phòng giao dịch được thành lập theo quy định tại Điều 7 và Điều 12 Thông tư này.
Như vậy, chi nhánh ngân hàng thương mại không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bằng hình thức phạt tiền trong vòng 12 tháng trở về trước tính từ thời điểm đề nghị và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 32/2024/TT-NHNN thì được quản lý phòng giao dịch.
Ai có thẩm quyền chấp thuận thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng thương mại?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Trình tự chấp thuận thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài
1. Ngân hàng thương mại gửi hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước một lần trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
2. Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 13 Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước (Bộ phận Một cửa). Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi ngân hàng thương mại xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền chấp thuận thay đổi chi nhánh quản lý phòng giao dịch của ngân hàng thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?