Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đủ điều kiện hoạt động khi nào? Những vi phạm liên quan đến giấy phép hoạt động bị xử lý ra sao?
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải tổ chức tín dụng không?
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Khoản 8, 9 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
"8. Tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chức tín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.
Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
9. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam."
Vậy chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, được điều chỉnh bởi Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản khác có liên quan.
Điều kiện chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hoạt động?
Điều kiện khai trương hoạt động đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định tại Điều 26 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.
- Để khai trương hoạt động, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đã đăng ký Điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước;
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn điều lệ, vốn được cấp, có kho tiền đủ điều kiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động ngân hàng;
+ Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động;
+ Có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ tại trụ sở chính; quy chế nội bộ về quản lý rủi ro; quy chế về quản lý mạng lưới;
+ Vốn điều lệ, vốn được cấp bằng đồng Việt Nam phải được gửi đầy đủ vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động. Vốn điều lệ, vốn được cấp được giải tỏa khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khai trương hoạt động;
+ Đã công bố thông tin hoạt động theo quy định tại Điều 25 Luật này: phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động các thông tin sau đây:
(1) Tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
(2) Số, ngày cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và các hoạt động kinh doanh được phép thực hiện;
(3) Vốn điều lệ hoặc vốn được cấp;
(4) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
(5) Danh sách, tỷ lệ góp vốn tương ứng của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của tổ chức tín dụng;
(6) Ngày dự kiến khai trương hoạt động.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tiến hành khai trương hoạt động trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép; quá thời hạn này mà không khai trương hoạt động thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp Giấy phép phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về các điều kiện khai trương hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này ít nhất 15 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động; Ngân hàng Nhà nước đình chỉ việc khai trương hoạt động khi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Không đảm bảo đủ các điều kiện về khai trương hoạt động bị xử phạt như thế nào?
Hành vi không đảm bảo đủ các điều kiện về khai trương hoạt động bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, cụ thể:
"2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo đủ các điều kiện quy định về điều kiện khai trương hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Các tổ chức tín dụng."
Ngoài ra, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định:
"3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
... b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;"
Do đó, cần lưu ý đối với trường hợp tổ chức vi phạm thì cần nhân 02 lần mức phạt tiền quy định tại khoản 2 Điều 4 nói trên.
Như vậy, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam là một tổ chức tín dụng, hoạt động dựa trên sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, cần đảm bảo đủ các điều kiện để có thể khai trương hoạt động đúng theo quy định, nếu không cơ quan chức năng sẽ tiến hành áp dụng các mức phạt tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?