Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải thực hiện kiểm toán lại khi báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ không?
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải thực hiện kiểm toán lại khi báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ không?
- Kết quả kiểm toán độc lập đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những gì?
- Thư quản lý trong kết quả kiểm toán độc lập đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu phải có những nội dung gì?
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải thực hiện kiểm toán lại khi báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ không?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 39/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-NHNN quy định về ý kiến kiểm toán độc lập như sau:
Ý kiến kiểm toán độc lập
1. Căn cứ vào kết quả kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán độc lập phải đưa ra ý kiến theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Kiểm toán độc lập.
2. Trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm toán lại.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập khác đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này để kiểm toán lại đối với các nội dung liên quan đến ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán.
4. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi kết quả kiểm toán lại cho Ngân hàng Nhà nước để báo cáo.
Theo đó, trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện kiểm toán lại.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn một tổ chức kiểm toán độc lập khác đáp ứng đủ các điều kiện để kiểm toán lại đối với các nội dung liên quan đến ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi kết quả kiểm toán lại cho Ngân hàng Nhà nước để báo cáo.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có phải thực hiện kiểm toán lại khi báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ không? (Hình từ Internet)
Kết quả kiểm toán độc lập đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 39/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 24/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Kết quả kiểm toán độc lập
1. Kết quả kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
a) Báo cáo kiểm toán;
b) Thư quản lý và các tài liệu, bằng chứng liên quan.
2. Báo cáo kiểm toán đối với báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
...
Theo đó, kết quả kiểm toán độc lập đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
- Báo cáo kiểm toán;
- Thư quản lý và các tài liệu, bằng chứng liên quan.
Thư quản lý trong kết quả kiểm toán độc lập đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu phải có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 39/2011/TT-NHNN quy định như sau:
Kết quả kiểm toán độc lập
...
3. Thư quản lý phải phản ánh những vấn đề, sự kiện cụ thể trong quá trình kiểm toán, bao gồm: hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của kiểm toán viên và ý kiến của người quản lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài liên quan đến sự kiện đó. Thư quản lý tối thiểu phải có các nội dung sau:
a) Phương pháp tiếp cận chung, phạm vi của cuộc kiểm toán và các yêu cầu cần bổ sung;
b) Đánh giá những thay đổi về chính sách và thông lệ quan trọng ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Rủi ro có thể ảnh hưởng trọng yếu đến các báo cáo tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Đề xuất điều chỉnh của tổ chức kiểm toán độc lập và kiểm toán viên hành nghề đối với vụ việc, sự kiện đã ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
đ) Ý kiến không thống nhất với người quản lý, điều hành tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về các vấn đề có thể ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc đến ý kiến của kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán độc lập. Kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán độc lập phải nêu rõ tình trạng giải quyết những ý kiến không thống nhất đó và mức độ ảnh hưởng của vấn đề;
e) Các vấn đề khác được thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán.
Như vậy, thư quản lý phải phản ánh những vấn đề, sự kiện cụ thể trong quá trình kiểm toán, bao gồm: hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của kiểm toán viên và ý kiến của người quản lý của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài liên quan đến sự kiện đó.
Thư quản lý tối thiểu phải có các nội dung được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?