Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là gì? Hoạt động của chi nhánh này gồm những nội dung nào?
Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là gì?
Căn cứ theo khoản 20 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
Theo đó, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung hoạt động của Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
Như vậy, hoạt động của Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài gồm những nội dung sau:
- Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
- Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
- Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài dự kiến thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 67 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài khi thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có trụ sở chính tại quốc gia mà Việt Nam và quốc gia đó đã ký kết các điều ước quốc tế, trong đó có thỏa thuận về thành lập chi nhánh tại Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đã ký kết thỏa thuận quốc tế với Bộ Tài chính Việt Nam về quản lý, giám sát hoạt động của chi nhánh;
b) Được cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cho phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam để hoạt động trong phạm vi các nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp được phép kinh doanh;
c) Có ít nhất 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dự kiến đề nghị cấp giấy phép thực hiện tại Việt Nam;
d) Có tổng tài sản tối thiểu đáp ứng điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 65 của Luật này;
đ) Hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của Chính phủ;
e) Cam kết bảo đảm và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
2. Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài dự kiến thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có vốn được cấp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
b) Nguồn vốn thành lập chi nhánh là nguồn hợp pháp, không sử dụng vốn vay hoặc nguồn vốn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào;
c) Có Giám đốc chi nhánh, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định tại Điều 81 của Luật này.
3. Chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động được phép hoạt động như doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật này.
Như vậy, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài dự kiến thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có vốn được cấp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ;
- Nguồn vốn thành lập chi nhánh là nguồn hợp pháp, không sử dụng vốn vay hoặc nguồn vốn ủy thác đầu tư dưới bất kỳ hình thức nào;
- Có Giám đốc chi nhánh, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định tại Điều 81 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?