Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không?
- Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm không?
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sẽ không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp nêu trên.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình không? (Hình từ Internet).
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không?
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cụ thể như sau:
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
...
2. Trường hợp có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm, phải giải thích rõ ràng, đầy đủ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo.
Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có trách nhiệm quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều khoản này.
Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có được vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm không?
Quy định về giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Điều 59 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm
1. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho người được bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người được bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba.
3. Ngoài việc trả tiền bồi thường quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài còn phải trả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về trách nhiệm đối với người thứ ba và lãi phải trả cho người thứ ba do người được bảo hiểm chậm trả tiền bồi thường theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
4. Tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
5. Trường hợp người được bảo hiểm phải đóng tiền bảo lãnh hoặc ký quỹ để bảo đảm cho tài sản không bị lưu giữ hoặc để tránh việc khởi kiện tại tòa án thì theo yêu cầu của người được bảo hiểm và thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định nêu trên, tổng số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?