Chi ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc nào và có thể thực hiện chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ không?
- Việc chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cần đảm bảo những điều kiện gì?
- Chi ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc nào và có thể thực hiện chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ không?
- Có những hình thức kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nào?
Chi ngân sách nhà nước (Hình từ Internet)
Việc chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cần đảm bảo những điều kiện gì?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 62/2020/TT-BTC quy định về điều kiện chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước như sau:
"Điều 2. Điều kiện chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Chi Ngân sách nhà nước (NSNN) chỉ được thực hiện khi đảm bảo điều kiện chi NSNN theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật NSNN số 83/2015/QH13; có đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (Nghị định số 11/2020/NĐ-CP) và hồ sơ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành."
Chi ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc nào và có thể thực hiện chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ không?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 62/2020/TT-BTC quy định về nguyên tắc kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước
1. Các khoản chi NSNN phải đáp ứng điều kiện chi NSNN theo quy định tại Điều 2 Thông tư này.
2. Chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với KBNN theo đúng quy định tại Điều 7 Thông tư này.
3. Chi NSNN được hạch toán bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp các khoản thu, chi NSNN bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi NSNN tại thời điểm phát sinh.
4. Các khoản chi tạm ứng và thanh toán bằng tiền mặt phải đúng theo quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN (Thông tư số 13/2017/TT-BTC) và Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2017/TT-BTC (Thông tư số 136/2018/TT-BTC).
5. Trường hợp các khoản chi NSNN thực hiện bằng hình thức giao dịch điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, việc kiểm soát, thanh toán của KBNN phải tuân thủ quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định tại Nghị định 165/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ."
Theo đó, chi ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Trong trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với Kho bạc Nhà nước.
Bên cạnh đó, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng Đồng Việt Nam.
Trường hợp các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán do cơ quan có thẩm quyền quy định để hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước tại thời điểm phát sinh.
Có những hình thức kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nào?
Theo Điều 4 Thông tư 62/2020/TT-BTC quy định những hình thức kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước như sau:
"Điều 4. Hình thức kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ NSNN qua KBNN theo các hình thức sau:
1. Thanh toán trước, kiểm soát sau:
a) Thanh toán trước, kiểm soát sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với từng lần thanh toán của các hợp đồng thanh toán nhiều lần, trừ lần thanh toán cuối cùng; trong đó, KBNN tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục thanh toán cho đối tượng thụ hưởng trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp; đồng thời, gửi 01 chứng từ báo Nợ cho đơn vị để xác nhận đã thực hiện thanh toán, gửi 01 chứng từ báo Có cho đơn vị (nếu đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại KBNN).
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán KBNN thực hiện kiểm soát hồ sơ theo chế độ quy định.
c) Trường hợp sau khi kiểm soát phát hiện khoản chi không đảm bảo đúng chế độ quy định, KBNN có văn bản thông báo kết quả kiểm soát chi (theo mẫu số 01 kèm theo Thông tư này) gửi đơn vị sử dụng ngân sách; sau đó thực hiện xử lý thu hồi giảm trừ giá trị thanh toán vào lần thanh toán liền kề tiếp theo, trường hợp lần thanh toán liền kề tiếp theo không đủ khối lượng hoàn thành/dự toán để giảm trừ thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư này.
2. Kiểm soát trước, thanh toán sau:
Kiểm soát trước, thanh toán sau là hình thức thanh toán áp dụng đối với tất cả các khoản chi (trừ trường hợp đã áp dụng theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát sau theo quy định tại Khoản 1 Điều này); trong đó, KBNN thực hiện kiểm soát, thanh toán trong thời gian 02 ngày làm việc sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ theo quy định."
Như vậy có hai hình thức kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ Ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đó là thanh toán trước, kiểm soát sau và kiểm soát trước, thanh toán sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào cải tạo xe quân sự không phải lập hồ sơ thiết kế theo Thông tư 70? Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế cải tạo xe quân sự gồm những tài liệu gì?
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?
- Thời hạn nộp báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là khi nào?
- Hội đồng Khoa học Sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hội đồng Khoa học Sáng kiến có nhiệm vụ gì?