Chi ngân sách nhà nước theo hình thức lệnh chi tiền, chi cho vay, chi trả nợ vay ngân sách nhà nước được thực hiện với những nhiệm vụ nào?
Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước
Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước áp dụng hình thức rút từ Kho bạc Nhà nước
Khoản 1, 2 Điều 18 Thông tư 342/2016/TT-BTC liệt kê những nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước theo hình thức rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước, gồm:
- Chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp thường xuyên được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí và các đơn vị được hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ thường xuyên theo quy định của pháp luật;
- Chi viện trợ đào tạo lưu học sinh Lào, Campuchia;
- Chi xúc tiến du lịch, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư (không bao gồm chi xúc tiến đầu tư quốc gia);
- Chi đặt hàng sản xuất phim tài liệu và khoa học, phim hoạt hình, phim truyện điện ảnh theo chính sách của Nhà nước;
- Chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
Chi bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, mức rút tối đa hàng tháng về nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối ngân sách cả năm; riêng các tháng trong quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, mức rút dự toán có thể cao hơn, nhưng mức rút 01 tháng không vượt quá 12% dự toán năm và bảo đảm tổng mức rút quý I không vượt quá 30% dự toán năm. Trường hợp đặc biệt cần tăng thêm tiến độ rút dự toán, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Căn cứ khả năng nguồn thu và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi của ngân sách cấp dưới, Ủy ban nhân dân cấp trên quy định mức rút dự toán chi bổ sung cân đối ngân sách hàng tháng cho ngân sách cấp dưới phù hợp với thực tế của địa phương.
Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước áp dụng hình thức lệnh chi tiền
Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định các nhiệm vụ chi ngân sách áp dụng hình thức về hình thức lệnh chi tiền như sau:
- Chi cho vay theo chính sách xã hội của Nhà nước và các chương trình, dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Chi chuyển kinh phí cho cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam để chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; kinh phí đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; kinh phí hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
- Chi góp vốn cổ phần, đóng niên liễm cho các tổ chức tài chính quốc tế (trừ các khoản đã giao trong dự toán của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước);
- Chi cấp vốn điều lệ và chi hỗ trợ cho các tổ chức tài chính Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách;
- Chi hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động công ích, quốc phòng;
- Chi xúc tiến đầu tư quốc gia;
- Chi hỗ trợ, đặt hàng, giao nhiệm vụ đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp không quan hệ thường xuyên với ngân sách;
- Chi bổ sung dự trữ quốc gia và chi bảo quản hàng dự trữ quốc gia (đối với các hàng hóa được Nhà nước giao cho các doanh nghiệp dự trữ);
- Chi chương trình mục tiêu Biển Đông - Hải đảo cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên biển và hải đảo (phần kinh phí giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thực hiện);
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và các nhiệm vụ chi khác được cấp bằng hình thức lệnh chi tiền của cơ quan công an, quốc phòng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
- Chi bảo đảm hoạt động đối với cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Chi trả nợ vay của ngân sách nhà nước (trừ các khoản thanh toán gốc, lãi, phí phát hành, hoán đổi, mua lại, thanh toán trái phiếu Chính phủ) (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 81/2020/TT-BTC);
- Chi viện trợ đột xuất của Nhà nước cho nước ngoài;
- Chi hỗ trợ các địa phương khác và chi hỗ trợ các cơ quan, đơn vị của cấp trên theo quy định tại điểm a, b, c khoản 9 Điều 9 Luật ngân sách nhà nước 2015;
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính;
- Các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách theo chế độ.
Một số hình thức chi ngân sách nhà nước khác
Căn cứ Điều 20, Điều 21 Thông tư 342/2016/TT-BTC, có thể kể đến một số hình thức chi ngân sách nhà nước khác như:
- Chi cho vay của ngân sách nhà nước
- Chi trả nợ vay của ngân sách nhà nước
Có thể thấy, tùy từng nhiệm vụ khác nhau mà pháp luật quy định hình thức chi ngân sách nhà nước khác nhau có thể được áp dụng. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan cần chú ý để có thể áp dụng một cách chính xác nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?