Chỉ đạo thực hiện dự án phát triển giáo dục mầm non có phải thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không?
- Trường Mầm non trực thuộc trường đại học thì cơ quan nào có thẩm quyền cho phép thành lập?
- Việc chỉ đạo thực hiện dự án phát triển giáo dục mầm non có phải thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không?
- Trách nhiệm quản lý giáo dục của những chủ thể nói trên phải tuân theo quy định nào?
Trường Mầm non trực thuộc trường đại học thì cơ quan nào có thẩm quyền cho phép thành lập?
Trường mầm non trực thuộc trường đại học thành lập thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Hiện tại đối với việc phân cấp quản lý giáo dục được quy định tại Nghị định 127/2018/NĐ-CP, cụ thể tại Điều 9 Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
(1) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên, chuyển đổi loại hình đối với các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục theo quy định, bao gồm: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(2) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh và thủ tục do pháp luật quy định.
(3) Quyết định tuyển dụng hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức giáo dục theo các quy định hiện hành; phân bổ số lượng người làm việc theo vị trí việc làm; công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm, khen thưởng, kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập quy định tại khoản 1 Điều này, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện không có cấp trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý trên cơ sở kế hoạch do Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ý kiến thẩm định của Phòng Nội vụ.
(4) Quyết định thành lập hội đồng trường, công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng trường các cơ sở giáo dục công lập; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo tiêu chuẩn chức danh và thủ tục do pháp luật quy định.
(5) Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp phát triển giáo dục trên địa bàn.
(6) Thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và xử lý vi phạm về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
(7) Định kỳ báo cáo về lĩnh vực giáo dục của địa phương với Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
(8) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy ở đây đối với trường mầm non nói chung và trường trực thuộc trường Đại học thì đều thuộc thẩm quyền cho phép thành lập của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Việc chỉ đạo thực hiện dự án phát triển giáo dục mầm non có phải thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 8 Nghị định 127/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Trình Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
(2) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về giáo dục.
(3) Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý giáo dục, đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, tiến tới tổ chức học 02 buổi/ngày đối với giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và người học, thực hiện chính sách phát triển giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
(4) Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(5) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
(6) Thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, xây dựng trường chuẩn quốc gia và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.
(7) Chỉ đạo thực hiện việc sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định; thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục.
(8) Bảo đảm đủ các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất và quỹ đất theo quy định; thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
(9) Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
(10) Chỉ đạo thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về lĩnh vực giáo dục của địa phương theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo.
(11) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục mầm non thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện, không phải Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trách nhiệm quản lý giáo dục của những chủ thể nói trên phải tuân theo quy định nào?
Yêu cầu đối với việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 3 Nghị định 127/2018/NĐ-CP như sau:
- Bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục.
- Bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
-Xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan.
Như vậy, việc cho phép thành lập đối với trường mầm non trực thuộc trường đại học nói riêng và trường mầm non nói chung đều thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục mầm non thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?