Chi cục trưởng Chi cục Thuế là ai? Chi cục trưởng Chi cục Thuế cần đáp ứng các yêu cầu gì về năng lực và hiểu biết?
Chi cục trưởng Chi cục Thuế là ai?
Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo thuộc Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 558/QĐ-TCT năm 2017 quy định như sau:
Tiêu chuẩn Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thuộc Cục Thuế
1. Vị trí và nhiệm vụ
a) Chi cục trưởng Chi cục Thuế là người đứng đầu Chi cục Thuế, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nhiệm vụ của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
...
Theo quy định nêu trên thì Chi cục trưởng Chi cục Thuế là người đứng đầu Chi cục Thuế, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nhiệm vụ của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chi cục trưởng Chi cục Thuế cần đáp ứng các yêu cầu gì về năng lực và hiểu biết?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 10 Tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo thuộc Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 558/QĐ-TCT năm 2017 quy định Chi cục trưởng Chi cục Thuế cần đáp ứng các yêu cầu sau đây về năng lực và hiểu biết:
(1) Năng lực
- Có năng lực tổ chức, điều hành, phối hợp xử lý thông tin trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
- Có năng lực tham mưu, quản lý; năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả công việc; đề xuất, phối hợp với cấp có thẩm quyền hoàn thiện các vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ được giao.
- Có tư duy đổi mới năng động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến trong công việc.
- Có khả năng đoàn kết, tập hợp quần chúng; được cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị tín nhiệm.
- Có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan, đơn vị tại địa phương và các đơn vị thuộc ngành thuế trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
(2) Hiểu biết
- Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quản lý tài chính, quản lý thuế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung.
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuế, Cục Thuế, Tổng cục Thuế.
- Hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn theo lĩnh vực công tác; hiểu biết về khoa học quản lý, tổ chức, điều hành.
- Có kiến thức về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương, của đất nước.
Chi cục trưởng Chi cục Thuế (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đối với Chi cục trưởng Chi cục Thuế quy định thế nào?
Theo Điều 3 Tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo thuộc Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 558/QĐ-TCT năm 2017 quy định như sau:
Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
1. Trung thành với Tổ quốc, với Đảng; kiên định với đường lối đổi mới, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của Đảng, nhà nước; tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là việc cải cách và hiện đại hóa ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.
2. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí.
3. Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.
4. Có tinh thần đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan và nơi cư trú;
5. Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế dân chủ cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Theo đó, Chi cục trưởng Chi cục Thuế cần đáp ứng các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống sau:
- Trung thành với Tổ quốc, với Đảng; kiên định với đường lối đổi mới, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của Đảng, nhà nước; tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là việc cải cách và hiện đại hóa ngành, lĩnh vực được phân công quản lý.
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí.
- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.
- Có tinh thần đoàn kết nội bộ; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan và nơi cư trú;
- Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế dân chủ cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?