Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân không? Lãnh đạo Chi cục này gồm những ai?
- Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân không?
- Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có được tham gia xây dựng kế hoạch có liên quan trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông không?
- Lãnh đạo Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm những ai?
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân không?
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân không, thì theo quy điinh khoản 2 Điều 1 Quyết định 1705/QĐ-BGTVT năm 2022 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức trực thuộc Cục Quản lý đầu tư xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) để tham mưu Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, cơ quan chủ quản quản lý các chương trình, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn thực hiện dự án đối với các dự án giao thông đường bộ tại khu vực phía Nam, các dự án hàng hải, dự án đường thủy nội địa trên phạm vi cả nước theo Quyết định của Cục trưởng.
2. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản sử dụng ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, theo quy định trên thì Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân.
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh (Hình từ Internet)
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có được tham gia xây dựng kế hoạch có liên quan trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông không?
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có được tham gia xây dựng kế hoạch có liên quan trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, thì theo quy định khoản 1 Điều 2 Quyết định 1705/QĐ-BGTVT năm 2022 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
2. Tham mưu để Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ GTVT) trong giai đoạn thực hiện dự án đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý của Chi cục, gồm:
a) Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ GTVT trong việc thẩm định thiết kế, dự toán triển khai sau thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông;
b) Thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc phê duyệt theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng đối với thiết kế, dự toán triển khai sau thiết kế cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng;
c) Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ GTVT;
d) Tham mưu cho Bộ GTVT về công tác bàn giao đưa công trình vào sử dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng do Bộ GTVT làm chủ đầu tư;
đ) Là đầu mối của Bộ GTVT để phối hợp với Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng.
3. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán triển khai sau thiết kế cơ sở, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng.
4. Tham mưu để Cục trưởng chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường thẩm định, trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc phê duyệt theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng đề cương, dự toán tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh được tham gia xây dựng kế hoạch có liên quan trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.
Lãnh đạo Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm những ai?
Lãnh đạo Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 1705/QĐ-BGTVT năm 2022 như sau:
Lãnh đạo Chi cục
1. Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng.
Số lượng Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Chi cục trưởng do Cục trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật. Phó Chi cục trưởng do Cục trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Chi cục trưởng.
2. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì lãnh đạo Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh có Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng.
Số lượng Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?