Chênh lệch thu chi bị âm trong bao nhiêu năm thì chi nhánh ngân hàng thương mại buộc phải chấm dứt hoạt động?
Chênh lệch thu chi bao nhiêu năm thì chi nhánh ngân hàng thương mại buộc phải chấm dứt hoạt động?
Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định về trường hợp buộc chấm dứt hoạt động chi nhánh ngân hàng như sau:
Bắt buộc chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước
...
4. Chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động trong trường hợp chi nhánh có chênh lệch thu chi trong 03 năm liên tiếp âm, trừ các trường hợp sau:
a) Trụ sở chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại thành lập tại vùng nông thôn;
b) Chi nhánh mới đi vào hoạt động trong 03 năm đầu.
5. Chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động trong trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận bằng văn bản.
6. Căn cứ các trường hợp quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại có văn bản nêu rõ lý do gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đề nghị chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại.
...
Như vậy, chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước bị bắt buộc chấm dứt hoạt động trong trường hợp chi nhánh có chênh lệch thu chi trong 03 năm liên tiếp âm, trừ các trường hợp sau:
- Trụ sở chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại thành lập tại vùng nông thôn;
- Chi nhánh mới đi vào hoạt động trong 03 năm đầu.
Chênh lệch thu chi bao nhiêu năm thì chi nhánh ngân hàng thương mại buộc phải chấm dứt hoạt động? (hình từ internet)
Ngân hàng thương mại phải công bố thông tin về việc chi nhánh ngân hàng chấm dứt hoạt động ở đâu?
Căn cứ theo Điều 32 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Công bố thông tin
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài (trừ trường hợp đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể theo Điều 28 Thông tư này) ngân hàng thương mại phải thực hiện công bố và niêm yết công khai việc chấm dứt hoạt động giải thể trên trang thông tin điện tử, tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh quản lý phòng giao dịch (đối với việc chấm dứt phòng giao dịch) của ngân hàng thương mại, đăng báo Trung ương và địa phương tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp đặt trụ sở. Nội dung công bố, niêm yết công khai tối thiểu bao gồm:
1. Tên, địa chỉ của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể.
2. Thời điểm chấm dứt hoạt động, giải thể.
3.Trách nhiệm của ngân hàng thương mại về tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể.
Như vậy, ngân hàng thương mại phải công bố thông tin về việc chi nhánh ngân hàng chấm dứt hoạt động trên báo Trung ương và địa phương tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh ngân hàng đặt trụ sở.
Nội dung công bố, niêm yết công khai tối thiểu bao gồm:
- Tên, địa chỉ của chi nhánh ngân hàng ở trong nước chấm dứt hoạt động;
- Thời điểm chấm dứt hoạt động;
-Trách nhiệm của ngân hàng thương mại về tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh ngân hàng ở trong nước.
Ai có thẩm quyền bắt buộc chi nhánh ngân hàng thương mại trong nước chấm dứt hoạt động?
Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Bắt buộc chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền bắt buộc chấm dứt hoạt động chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có thẩm quyền bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng thương mại.
3. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng thương mại bị xem xét chấm dứt hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có bằng chứng chứng minh hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp có thông tin sai sự thật dẫn đến việc đánh giá sai lệch việc đáp ứng điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại;
...
Như vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền bắt buộc chi nhánh ngân hàng thương mại ở trong nước chấm dứt hoạt động ở trong nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý phân phối chứng chỉ quỹ không phải công ty chứng khoán có thể làm đại lý phân phối cho công ty quản lý quỹ khác không?
- UBND thành phố Hồ Chí Minh được vay lại vốn vay ODA khi không có nợ vay lại vốn vay ODA quá hạn bao nhiêu ngày?
- Phóng viên thường trú là vợ của thành viên cơ quan đại diện nước ngoài có phải cam kết từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ không?
- Công ty hợp danh có phải chịu trách nhiệm cho hoạt động mà thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty không?
- Nội dung hợp đồng giao kết với người tiêu dùng có sự khác nhau thì phải giải thích theo hướng có lợi cho người tiêu dùng đúng không?