Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai tài sản vô hình được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?

Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai tài sản vô hình được xác định như thế nào? Áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình phải đảm bảo điều gì? 06 yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình?

Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai tài sản vô hình được xác định như thế nào?

Tài sản vô hình theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng có khả năng tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế, tự biểu hiện thông qua các đặc tính kinh tế. Tài sản vô hình không bao gồm tiền mặt.
...

Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai tài sản vô hình được xác định theo quy định tại Điều 17 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

Ước tính giá trị hao mòn của tài sản vô hình
Khi ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình, cần xem xét một số yếu tố sau:
1. Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai (chủ yếu liên quan tới phương pháp chi phí tái tạo): được xác định qua chênh lệch giữa chi phí để nghiên cứu và triển khai xây dựng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với tại thời điểm tạo ra tài sản vô hình cần thẩm định giá.
2. Chênh lệch chi phí vận hành: được xác định qua chênh lệch giữa chi phí duy trì và sử dụng tài sản vô hình vào thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng. Chi phí này cần được tính cho suốt tuổi đời kinh tế còn lại kể từ thời điểm thẩm định giá của tài sản vô hình.
3. Lỗi thời về mặt kinh tế của tài sản vô hình: được xác định qua mức chênh lệch về hiệu quả kinh tế (thu nhập) từ việc sử dụng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng.
4. Tuổi đời kinh tế và tuổi đời hiệu quả của tài sản vô hình.

Theo đó, chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai được xác định qua chênh lệch giữa chi phí để nghiên cứu và triển khai xây dựng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với tại thời điểm tạo ra tài sản vô hình cần thẩm định giá.

*Chú ý: Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai tài sản vô hình nêu trên chủ yếu liên quan tới phương pháp chi phí tái tạo.

Lưu ý:

Ngoài yếu tố chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai, khi ước tính phần giá trị giảm do hao mòn của tài sản vô hình, cần xem xét một số yếu tố khác như sau:

- Chênh lệch chi phí vận hành: được xác định qua chênh lệch giữa chi phí duy trì và sử dụng tài sản vô hình vào thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng. Chi phí này cần được tính cho suốt tuổi đời kinh tế còn lại kể từ thời điểm thẩm định giá của tài sản vô hình.

- Lỗi thời về mặt kinh tế của tài sản vô hình: được xác định qua mức chênh lệch về hiệu quả kinh tế (thu nhập) từ việc sử dụng tài sản vô hình tại thời điểm thẩm định giá so với thời điểm bắt đầu đưa tài sản vô hình vào sử dụng.

- Tuổi đời kinh tế và tuổi đời hiệu quả của tài sản vô hình.

Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai tài sản vô hình được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?

Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai tài sản vô hình được xác định như thế nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)

Áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình phải đảm bảo điều gì?

Áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình phải đảm bảo đồng thời các điều kiện theo quy định tại Điều 18 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

- Có thông tin về các giao dịch khách quan, độc lập của ít nhất 03 tài sản so sánh tại hoặc gần thời điểm thẩm định giá nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm thẩm định giá;

- Có đủ thông tin để điều chỉnh sự khác biệt về định lượng giữa tài sản thẩm định giá và tài sản so sánh, từ đó xác định được mức giá chỉ dẫn;

- Đáp ứng được các yêu cầu khác (ngoài yêu cầu về số lượng tài sản so sánh tối thiểu) nêu tại Chuẩn mực thẩm định giá về cách tiếp cận từ thị trường.

Lưu ý: Việc áp dụng phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường để thẩm định giá tài sản vô hình được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực thẩm định giá này. Trường hợp chưa quy định tại chuẩn mực này thì thực hiện theo quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam khác.

06 yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình?

06 yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình được quy định tại Điều 19 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá tài sản vô hình do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

(1) Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình.

(2) Các điều khoản trong hợp đồng (nếu có) hoặc thỏa thuận liên quan đến việc mua bán hoặc chuyển giao quyền sử dụng.

(3) Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang được sử dụng.

(4) Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình.

(5) Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế, tuổi đời hiệu quả của tài sản vô hình.

(6) Các đặc điểm khác của tài sản vô hình.

Thẩm định giá tài sản vô hình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình là gì? Điều kiện áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình?
Pháp luật
Áp dụng phương pháp chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí trong thẩm định giá tài sản vô hình khi nào?
Pháp luật
Tỷ lệ tiền sử dụng tài sản vô hình là thông tin cần có để áp dụng phương pháp tiền sử dụng tài sản vô hình?
Pháp luật
Chênh lệch chi phí nghiên cứu, triển khai tài sản vô hình được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tỷ suất chiết khấu được sử dụng để tính lợi ích thuế giảm trừ do khấu hao có thể được cân nhắc xác định trên cơ sở gì?
Pháp luật
Tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ có phải là tài sản vô hình không? Ước tính tuổi đời kinh tế cần xem xét các yếu tố gì?
Pháp luật
Tài sản vô hình có thể tạo ra các dòng thu nhập thông qua đâu? Thẩm định giá tài sản vô hình có thể phân tích những nội dung gì?
Pháp luật
Tài sản vô hình là gì? Khi ước tính tuổi đời kinh tế của tài sản vô hình cần xem xét những yếu tố như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện Phương pháp thu nhập tăng thêm trong thẩm định giá tài sản vô hình từ ngày 01/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua đâu? Cách tiếp cận từ thu nhập có những phương pháp chính nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm định giá tài sản vô hình
232 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm định giá tài sản vô hình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm định giá tài sản vô hình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào