Chế tài xử phạt khi doanh nghiệp yêu cầu lao động nữ ký cam kết tạm dừng kế hoạch sinh con trong một khoảng thời gian nhất định?
- Bảo đảm bình đẳng giới có phải là một trong số các chính sách của Nhà nước về lao động hay không?
- Hành vi yêu cầu lao động nữ ký cam kết tạm dừng kế hoạch sinh con trong một khoảng thời gian nhất định có bị xem là phân biệt đối xử trong lao động hay không?
- Chế tài xử phạt khi doanh nghiệp yêu cầu lao động nữ ký cam kết tạm dừng kế hoạch sinh con trong một khoảng thời gian nhất định?
Bảo đảm bình đẳng giới có phải là một trong số các chính sách của Nhà nước về lao động hay không?
Căn cứ vào khoản 7 Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 về chính sách của Nhà nước về lao động như sau:
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Như vậy, bảo đảm bình đẳng giới là một trong số các chính sách của Nhà nước về lao động.
Hành vi yêu cầu lao động nữ ký cam kết tạm dừng kế hoạch sinh con trong một khoảng thời gian nhất định có bị xem là phân biệt đối xử trong lao động hay không?
Việc yêu cầu lao động nữ ký cam kết tạm dừng kế hoạch sinh con trong 02 năm có bị xem là phân biệt đối xử trong lao động không? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Bộ luật lao động 2019 về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động được quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Đồng thời, theo khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 về phân biệt đối xử trong lao động được quy định như sau:
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
Như vậy, pháp luật quy định hành vi phân biệt đối xử là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.
Theo đó, phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Đối chiếu với quy định trên thì có thể thấy rằng doanh nghiệp đang có hành vi phân biệt đối với người lao động về tình trạng thai sản và tình trạng hôn nhân.
Do đó, hành vi yêu cầu lao động nữ ký cam kết tạm dừng kế hoạch sinh con trong một khoảng thời gian nhất định bị xem là phân biệt đối xử trong lao động.
Chế tài xử phạt khi doanh nghiệp yêu cầu lao động nữ ký cam kết tạm dừng kế hoạch sinh con trong một khoảng thời gian nhất định?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động:
Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
…
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi yêu cầu lao động nữ ký cam kết tạm dừng kế hoạch sinh con trong một khoảng thời gian nhất định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?