Chế tài khi doanh nghiệp hợp nhất doanh nghiệp có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam là gì?
- Hợp nhất doanh nghiệp là gì?
- Khả năng doanh nghiệp sau hợp nhất tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể có phải là một trong các yếu tố để đánh giá khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế hay không?
- Chế tài khi doanh nghiệp hợp nhất doanh nghiệp có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam là gì?
Hợp nhất doanh nghiệp là gì?
Hợp nhất doanh nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 3 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 về các hình thức tập trung kinh tế như sau:
Các hình thức tập trung kinh tế
1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
a) Sáp nhập doanh nghiệp;
b) Hợp nhất doanh nghiệp;
c) Mua lại doanh nghiệp;
d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
…
3. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Như vậy, Hợp nhất doanh nghiệp là một trong những hình thức tập trung kinh tế và là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Khả năng doanh nghiệp sau hợp nhất tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể có phải là một trong các yếu tố để đánh giá khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế hay không?
Căn cứ tại điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật Cạnh tranh 2018 về đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế
Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:
a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;
b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;
c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;
d) Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;
đ) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể;
e) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia nhập hoặc mở rộng thị trường;
g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Như vậy, khả năng doanh nghiệp sau hợp nhất tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu một cách đáng kể là một trong các yếu tố để Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế.
Chế tài khi doanh nghiệp hợp nhất doanh nghiệp có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam là gì?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 75/2019/NĐ-CP về hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm như sau:
Hành vi hợp nhất doanh nghiệp bị cấm
1. Phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất đối với hành vi hợp nhất bị cấm theo quy định tại Điều 30 của Luật Cạnh tranh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất;
b) Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 về tập trung kinh tế bị cấm là việc doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.
Mặc khác, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 về các hình thức tập trung kinh tế thì hợp nhất doanh nghiệp là một trong các hình thức tập trung kinh tế.
Như vậy, khi doanh nghiệp hợp nhất doanh nghiệp có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam sẽ phạt tiền doanh nghiệp được hình thành sau hợp nhất từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất.
Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp cho doanh nghiệp hợp nhất.
Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc chia, tách doanh nghiệp hợp nhất;
- Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?