Chế tài khi công ty luật không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài là gì?
- Khi chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài thì công ty luật phải thông báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong thời gian nào?
- Chế tài khi công ty luật không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài là gì?
- Điều kiện thành lập công ty luật được quy định như thế nào?
Khi chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài thì công ty luật phải thông báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong thời gian nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 43 Luật Luật sư 2006 về đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài, cụ thể như sau:
Đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài
1. Tổ chức hành nghề luật sư được đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động.
3. Khi chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động.
Như vậy, khi chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, công ty luật phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động.
Chế tài khi công ty luật không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài là gì?
Chế tài khi công ty luật không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài là gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
…
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài;
b) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề;
c) Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài;
đ) Không báo cáo về tổ chức, hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
e) Không công bố nội dung đăng ký hoạt động hoặc nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
g) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;
h) Không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
i) Phân công 01 luật sư hướng dẫn quá 03 người tập sự hành nghề luật sư tại cùng một thời điểm;
k) Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động;
l) Nhận người không đủ điều kiện tập sự hành nghề luật sư vào tập sự hành nghề tại tổ chức mình; không nhận người tập sự hành nghề luật sư theo phân công của Đoàn luật sư mà không có lý do chính đáng;
Như vậy, khi công ty luật không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Điều kiện thành lập công ty luật được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 32 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 về hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư, cụ thể như sau:
Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
1. Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
a) Văn phòng luật sư;
b) Công ty luật.
2. Tổ chức hành nghề luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư:
a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này;
b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
Như vậy, Điều kiện thành lập công ty luật được quy định như sau:
- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư sửa đổi 2012;
- Công ty luật phải có trụ sở làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?