Chế tài đối với giám định viên tư pháp khi kết luận giám định những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu là gì?
- Chế tài đối với giám định viên tư pháp khi kết luận giám định những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu là gì?
- Giám định viên tư pháp từ chối giám định khi nội dung yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn trong thời gian nào?
- Kết luận giám định tư pháp phải bao gồm những nội dung nào theo quy định?
Chế tài đối với giám định viên tư pháp khi kết luận giám định những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 82/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp
...
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định;
b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định;
c) Tiết lộ nội dung kết luận giám định cho người khác mà không được người trưng cầu, người yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định;
đ) Không thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
e) Không tuân thủ quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định;
g) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung kết luận giám định;
h) Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp;
i) Không phân công hoặc phân công người không có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định;
k) Đưa ra bản kết luận giám định không tuân thủ về hình thức hoặc nội dung theo quy định;
l) Kết luận giám định những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu.
...
Như vậy, trong trường hợp người giám định tư pháp kết luận giám định những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu thì có thể bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Chế tài đối với người giám định tư pháp kết luận giám định những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu là gì? (Hình từ Internet)
Giám định viên tư pháp từ chối giám định khi nội dung yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn trong thời gian nào?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp như sau:
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp
1. Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
4. Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 của Luật này.
5. Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
6. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp giám định viên tư pháp từ chối giám định khi nội dung yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn thì:
Phải trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Kết luận giám định tư pháp phải bao gồm những nội dung nào theo quy định?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 32 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 thì kết luận giám định tư pháp phải bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:
- Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
- Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
- Thông tin xác định đối tượng giám định;
- Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Phương pháp thực hiện giám định;
- Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
- Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?