Chế tài đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa khi không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có bắt buộc phải thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, lưu giữ hồ sơ hay không?
- Chế tài đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa khi không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là gì?
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch có được giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách về du lịch không?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có bắt buộc phải thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, lưu giữ hồ sơ hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017 về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa như sau:
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:
...
g) Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
h) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
i) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
Như vậy, việc thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Chế tài đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa khi không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là gì?
Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 45/2019/NĐ-CP vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch
Vi phạm quy định chung về hoạt động kinh doanh du lịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có nhân lực hoặc cơ sở vật chất để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi giải quyết không kịp thời kiến nghị, phản ánh của khách du lịch trong phạm vi quản lý khi nhận được kiến nghị, phản ánh.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tranh giành khách du lịch hoặc nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ;
b) Phân biệt đối xử với khách du lịch;
c) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm c khoản 4 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Chế tài đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa khi không thực hiện đúng chế độ báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch có được giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách về du lịch không?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Du lịch 2017 về tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch như sau:
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch
1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hội.
2. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên;
b) Tham gia xây dựng, phổ biến, giáo dục, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách về du lịch;
c) Tham gia xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch; đánh giá, tư vấn, thẩm định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp và lao động trong ngành du lịch; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho các hội viên; huy động các nguồn lực xã hội để triển khai hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức triển khai việc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp, vận động hội viên kinh doanh du lịch bảo đảm chất lượng dịch vụ;
đ) Phát hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về du lịch, bảo vệ môi trường.
Như vậy, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch có trách nhiệm trong việc giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách về du lịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?