Chế phẩm máu là gì? Khi vận chuyển chế phẩm máu thì nhiệt độ trong khoang vận chuyển phải đảm bảo yêu cầu nào?
Chế phẩm máu là gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 26/2013/TT- BYT về chế phẩm máu như sau:
Chế phẩm máu là sản phẩm được điều chế tại cơ sở truyền máu, gồm một hoặc nhiều loại tế bào máu, huyết tương có nguồn gốc từ máu toàn phần hoặc thành phần máu.
Theo quy định trên, chế phẩm máu là sản phẩm được điều chế tại cơ sở truyền máu, gồm một hoặc nhiều loại tế bào máu, huyết tương có nguồn gốc từ máu toàn phần hoặc thành phần máu.
Chế phẩm máu là gì? Khi vận chuyển chế phẩm máu thì nhiệt độ trong khoang vận chuyển phải đảm bảo yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Khi vận chuyển chế phẩm máu thì nhiệt độ trong khoang vận chuyển phải đảm bảo yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 20 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về vận chuyển máu và chế phẩm máu như sau:
Vận chuyển máu và chế phẩm máu
1. Thiết bị, phương tiện vận chuyển phải duy trì được nhiệt độ phù hợp với yêu cầu bảo quản từng loại máu và chế phẩm máu.
2. Việc vận chuyển đơn vị máu phải bảo đảm an toàn, kiểm soát, theo dõi được nhiệt độ và thời gian vận chuyển theo yêu cầu sau:
a) Đối với máu toàn phần và khối hồng cầu: bảo đảm duy trì nhiệt độ trong khoang vận chuyển từ 1oC đến 10oC trong suốt quá trình vận chuyển; máu toàn phần dùng để điều chế khối tiểu cầu được bảo quản, vận chuyển theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 22 Thông tư này;
b) Đối với khối tiểu cầu và khối bạch cầu: bảo đảm duy trì nhiệt độ trong khoang vận chuyển từ 20oC đến 24oC;
c) Đối với huyết tương và các chế phẩm máu đông lạnh: bảo đảm duy trì nhiệt độ trong khoang vận chuyển từ âm 18oC (-18oC) trở xuống;
d) Đá lạnh dùng để bảo quản không được đặt tiếp xúc trực tiếp với túi máu.
Theo đó, thiết bị, phương tiện vận chuyển phải duy trì được nhiệt độ phù hợp với yêu cầu bảo quản từng loại máu và chế phẩm máu.
Và việc vận chuyển chế phẩm máu thì nhiệt độ trong khoang vận chuyển phải đảm bảo yêu cầu được quy định tại khoản 2 Điều 20 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu đối với máu toàn phần và khối hồng cầu thì phải bảo đảm duy trì nhiệt độ trong khoang vận chuyển từ 1oC đến 10oC trong suốt quá trình vận chuyển.
Đồng thời khi thực hiện vận chuyển đối với huyết tương và các chế phẩm máu đông lạnh thì phải bảo đảm duy trì nhiệt độ trong khoang vận chuyển từ âm 18oC (-18oC) trở xuống.
Nhãn của chế phẩm máu phải có những thông tin nào?
Theo Điều 21 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu như sau:
Nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu
Ngoài việc tuân thủ các quy định hiện hành về ghi nhãn hàng hóa, nhãn của đơn vị máu, chế phẩm máu phải có những thông tin như sau:
1. Tên, địa chỉ cơ sở điều chế máu và chế phẩm.
2. Tên loại chế phẩm máu.
3. Mã số của đơn vị máu, chế phẩm máu: chỉ có một mã số duy nhất cho phép truy nguyên các thông tin về người hiến máu, quá trình lấy máu, sàng lọc, điều chế, lưu trữ, vận chuyển, phân phối và sử dụng đơn vị máu, chế phẩm máu.
4. Nhóm máu hệ ABO và Rh(D); thông tin về các nhóm máu khác (nếu có).
5. Ngày, tháng, năm lấy máu.
6. Tên dung dịch chống đông hoặc dung dịch bảo quản (đối với máu toàn phần hoặc khối hồng cầu).
7. Ngày hết hạn sử dụng.
8. Thể tích hoặc cân nặng của đơn vị chế phẩm máu.
9. Nhiệt độ bảo quản.
10. Ghi chú trên tất cả nhãn của túi máu, chế phẩm máu: “Cần truyền qua bộ dây truyền có bầu lọc; không được truyền nếu có hiện tượng tan máu, màu sắc bất thường”. Riêng với máu, chế phẩm máu đã chiếu xạ, cần ghi thêm: “Đã chiếu xạ”.
Như vậy, nhãn của chế phẩm máu phải có những thông tin được quy định cụ thể tại Điều 21 nêu trên.
Trong đó có tên, địa chỉ cơ sở điều chế chế phẩmmáu ; tên loại chế phẩm máu và mã số của chế phẩm máu,...
Và đặc biệt phải có ghi chú trên tất cả nhãn của túi chế phẩm máu là “Cần truyền qua bộ dây truyền có bầu lọc; không được truyền nếu có hiện tượng tan máu, màu sắc bất thường”. Riêng với máu, chế phẩm máu đã chiếu xạ, cần ghi thêm: “Đã chiếu xạ”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?