Chế độ quan trắc hệ thống cống thuộc công trình thủy lợi bao gồm những chế độ nào theo tiêu chuẩn hiện nay?

Trường hợp người quản lý có được điều chỉnh độ mở cửa cống khi phát hiện các yếu tố thủy lực vượt quá giới hạn thiết kế trong quá trình quan trắc không? Chế độ quan trắc hệ thống cống thuộc công trình thủy lợi hiện nay gồm những chế độ nào? Câu hỏi cua anh P từ Ninh Bình

Người quản lý có được điều chỉnh độ mở cửa cống khi phát hiện các yếu tố thủy lực vượt quá giới hạn thiết kế trong quá trình quan trắc không?

Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8418:2010 về công trình thủy lợi - quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống có quy định như sau:

Vận hành cống
4.1.Nguyên tắc vận hành
- Các cống chỉ được vận hành theo đúng nhiệm vụ thiết kế đã định như: Lưu lượng tối đa, mực nước cao nhất cho phép khi mở cống, tốc độ nước chảy tối đa, độ chênh lệch mực nước tối đa phải giữ khi đóng cống, mực nước cho phép phương tiện giao thông thủy đi lại…;
- Trong trường hợp phải sử dụng cống với các chỉ tiêu cao hơn chỉ tiêu thiết kế thì cơ quan quản lý phải tiến hành tính toán kiểm tra; có ý kiến cơ quan thiết kế chấp thuận và cấp ban hành qui trình chuẩn y mới được cho công trình làm việc theo các chỉ tiêu cao hơn;
- Đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý vận hành cống có quyền hạn và trách nhiệm quản lý sử dụng cống theo quy trình kỹ thuật đã được ban hành;
- Các cá nhân hoặc cơ quan khác không được ra lệnh hoặc tự tiệ đóng hoặc mở cống;
- Trong quá trình sử dụng cống nếu xảy ra sự cố, người quản lý phải tìm
4.2. Vận hành khi cống đang mở
- Khi cống đang mở, nếu quan trắc thấy một trong các yếu tố thủy lực vượt quá giới hạn thiết kế, người quản lý phải điều chỉnh độ mở cửa cống để công trình làm việc đúng theo chỉ tiêu thiết kế;
- Nếu thấy mực nước trước cống có khả năng lên quá giới hạn cho phép thì người quản lý phải đóng cống lại trước khi mớn nước lên đến giới hạn đó, và báo cáo lên cấp trên trực tiếp của mình;
- Trong quá trình mở cống phải theo dõi tình hình thủy lực nước chảy qua cống để điều chỉnh độ mở các cửa cống sao cho nước chảy qua cống thuận dòng, tập trung vào giữa, giảm nhẹ ở hai bên bờ kênh;
...

Theo đó, khi cống đang mở, nếu quan trắc thấy một trong các yếu tố thủy lực vượt quá giới hạn thiết kế, người quản lý phải điều chỉnh độ mở cửa cống để công trình làm việc đúng theo chỉ tiêu thiết kế.

Chế độ quan trắc hệ thống cống thuộc công trình thủy lợi bao gồm những chế độ nào theo tiêu chuẩn hiện nay?

Chế độ quan trắc hệ thống cống thuộc công trình thủy lợi bao gồm những chế độ nào theo tiêu chuẩn hiện nay? (Hình từ Intenet)

Mốc quan trắc đối với hệ thống cống thuộc công trình thủy lợi hiện nay gồm những gì?

Căn cứ tiết 5.3.1 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8418:2010 về công trình thủy lợi - quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống có quy định như sau:

Tại mỗi cống lớn và quan trọng phải xây dựng và quản lý một hệ thống mốc quan trắc gồm:

- Một đến ba mốc cao độ cơ bản;

- Một số mốc phụ;

- Hệ thống các quan trắc bồi, xói tuyến kênh trước và sau cống. Cao độ của hệ thống mốc phải thống nhất theo hệ thống cao độ quốc gia. Việc thiết kế, xây dựng bảo quản, kiểm tra và sử dụng các mốc cao độ theo các quy định hiện hành.

Chế độ quan trắc hệ thống cống thuộc công trình thủy lợi hiện nay gồm những chế độ nào?

Theo tiết 5.3,3 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8418:2010 về công trình thủy lợi - quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống thì chế độ quan trắc hệ thống cống thuộc công trình thủy lợi hiện nay gồm:

(1) Chế độ quan trắc khi cống đóng

- Các cống lớn, mỗi ngày quan trắc 1 lần vào 7 h;

- Các cống nhỏ không quan trắc.

(2) Chế độ quan trắc khi cống đang mở

- Các cống lớn mỗi ngày quan trắc 2 lần vào 7 h và 19 h.

- Các cống nhỏ mỗi ngày quan trắc 1 lần vào 7 h;

- Các cống ở vùng ảnh hưởng triều: Với các cống lớn ngày quan trắc vào các giờ lẻ; 1,3,5,7; Với các cống nhỏ: quan trắc đỉnh, chân triều: 7 h, 19h.

(3) Chế độ quan trắc trong mùa lũ

- Khi mực nước sông trên báo động 2: quan trắc theo chế độ thời gian 1, 7, 13, 19 h;

- Khi mực nước sông trên báo động 3: quan trắc theo chế độ thời gian mỗi giờ 1 lần (cả ngày lẫn đêm);

(4) Ghi chép và lưu trữ các tài liệu quan trắc

- Các nội dung chi tiết và cách đọc, ghi chép, chỉnh biên theo quy định của chuyên ngành thủy văn;

- Tại mỗi cống lớn phải lập hồ sơ quan trắc theo các nội dung như đã quy định ở tiết 5.3.2.1 đến 5.3.2.6 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8418:2010 về công trình thủy lợi - quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống ;

- Tùy nội dung công việc, hồ sơ có thể gồm các số liệu vị trí bình đồ, sơ họa, mặt cắt dọc, ngang, bản tính khối lượng, biểu đồ, chụp ảnh…;

- Các tài liệu, số liệu quan trắc phải có tính liên tục, đã chỉnh biên và sắp xếp thứ tự theo thời gian quan trắc và cần lưu trữ cẩn thận;

- Thủ trưởng đơn vị quản lý vận hành công trình thủy lợi chịu trách nhiệm về chất lượng của hồ sơ lưu trữ đó.

Công trình thủy lợi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công trình thủy lợi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc tổng hợp, thống kê số liệu các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi dựa vào đâu?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong công trình thủy lợi gồm những gì? Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi sẽ gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8412:2020 quy định tài liệu cơ bản lập quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi?
Pháp luật
Khi tính toán kết cấu theo độ tin cậy của công trình thủy lợi phải bảo đảm những yêu cầu chung gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10397:2015 yêu cầu về đo đạc khi thi công đối với công trình thủy lợi ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10396:2015 đưa ra yêu cầu chung về kỹ thuật trong thiết kế đập hỗn hợp đất đá của công trình thủy lợi như thế nào?
Pháp luật
Dẫn dòng thi công công trình thủy lợi là gì? Thiết kế dẫn dòng thi công phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi
254 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào